Dự báo giá vàng 30/7: Sẽ duy trì đà tăng nhẹ?

Chốt phiên ngày thứ Hai (29/7), giá vàng SJC vẫn duy trì ở mốc 79,5 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng thế giới tăng nhẹ do căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Trung Đông và kỳ vọng về việc Mỹ sẽ hạ lãi suất vào tháng 9.

Xem thêm: Dự báo giá vàng 31/7

Giá vàng miếng SJC cuối phiên tiếp tục bất động

Kết thúc phiên ngày 29/7, giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, Tập đoàn Doji, Tập đoàn Phú Quý, hệ thống PNJ và hệ thống cửa hàng Bảo Tín Minh Châu mua vào ở 77,5 triệu đồng/lượng và bán ra 79,5 triệu đồng/lượng, không thay đổi so với đầu phiên.

 

Chốt phiên ngày 29/7

(triệu đồng/lượng)

Chênh lệch

(nghìn đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Mua vào

Bán ra

Công ty Vàng SJC chi nhánh Hà Nội

77,50

79,50

-

-

Công ty Vàng SJC chi nhánh Sài Gòn

77,50

79,50

-

-

Tập đoàn Doji

77,50

79,50

-

-

Tập đoàn Phú Quý

77,50

79,50

-

-

Công ty PNJ chi nhánh Hà Nội

77,50

79,50

-

-

Công ty PNJ chi nhánh Sài Gòn

77,50

79,50

-

-

Bảo Tín Minh Châu

77,50

79,50

-

-

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 18h15. (Tổng hợp: Du Y)

Ảnh minh hoạ: Du Y.

Dự báo giá vàng ngày 30/7

Trong phiên giao dịch chiều ngày 29/7, giá vàng giao ngay tăng 0,17% lên 2.390 USD/ounce vào lúc 18h29 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Trong khi, giá vàng giao tháng 8 tăng 0,31% lên 2.435 USD/ounce. 

Theo CNCB, giá vàng tăng nhẹ trong phiên giao dịch chiều ngày thứ Hai (29/7) do căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Trung Đông và kỳ vọng về việc Mỹ sẽ hạ lãi suất vào tháng 9, với sự tập trung của nhà đầu tư vào cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần này.

Vàng không sinh lời đã tăng 3% vào tháng 7 sau khi đạt mức cao kỷ lục là 2.483,60 USD vào ngày 17/7 do sự lạc quan ngày càng tăng về việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9.

Sau báo cáo lạm phát khả quan vào tháng 6, thị trường đang đặt cược rằng Fed sẽ đặt nền tảng cho đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 9 tại cuộc họp chính sách vào thứ Tư (31/7).

Vàng, được xem như một hàng rào phòng ngừa rủi ro địa chính trị, được hỗ trợ bởi lo ngại về một cuộc xung đột ngày càng lan rộng ở Trung Đông sau một cuộc tấn công bằng tên lửa vào Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng.

Về nhu cầu vật chất, mức tiêu thụ vàng tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, đã giảm 5,6% trong nửa đầu năm 2024 do nhu cầu về đồ trang sức bằng vàng giảm 26,7% trong bối cảnh giá cao. Tuy nhiên, nhu cầu mua vàng và tiền vàng lại tăng vọt 46%.

Nhà phân tích độc lập Ross Norman cho biết: “Giá vàng tại Trung Quốc đã giảm mạnh vào tuần trước, thấp hơn giá quốc tế, phản ánh sự sụt giảm mạnh trong lượng người mua đồ trang sức trước tình hình giá cả tăng cao”.

Tại Ấn Độ, một quốc gia tiêu thụ vàng lớn khác, nhu cầu về đồ trang sức, vàng thỏi và vàng xu có thể tăng 50 tấn vào nửa cuối năm 2024 sau khi thuế nhập khẩu vàng của nhà nước giảm xuống mức thấp nhất trong 11 năm vào tuần trước, theo Hội đồng Vàng Thế giới.

Quy đổi theo giá USD của ngân hàng Vietcombank (25.455 đồng), giá vàng thế giới tương đương 73,29 triệu đồng/lượng, thấp hơn 6,21 triệu đồng/lượng so với mức vàng trong nước.

Trong môi trường hiện tại, giá vàng thế giới có thể tăng nhẹ trong phiên sáng mai (30/7), trong khi vàng miếng trong nước dự kiến duy trì ổn định.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.