Du lịch văn hoá tâm linh: làm sao để không lạc lối?

Hầu như người Việt đều tâm niệm rằng, đến các nơi linh thiêng quan trọng là “thành tâm”. Điều này vốn dĩ là kinh nghiệm nhiều đời truyền lại. Tuy nhiên, ý nghĩa của câu “quan trọng là thành tâm” không phải là bỏ qua các yếu tố khác.

Hoạt động tôn giáo không chỉ trở thành một nét văn hóa trong đời sống của người Việt mà còn ảnh hưởng rất sâu sắc đến tư duy và hành động của mỗi con người. Bởi vậy, người Việt mang tín ngưỡng một cách hồn nhiên. Không ít người tin là mình vô thần nhưng hầu như ai cũng tham gia các hoạt động tín ngưỡng một cách hào hứng và tự nguyện.

Trong thời đại xã hội phát triển vũ bão về mọi mặt, người Việt có điều kiện tiếp xúc với đa dạng văn hóa và tiếp cận thực tế nhiều không gian văn hóa hơn bao giờ hết. Các chiều tư tưởng được cập nhật quá nhanh khiến cho nhiều người lẫn lộn và lạc lối. Vấn đề càng trầm trọng hơn khi chúng ta coi tín ngưỡng tâm linh là một loại hình du lịch trải nghiệm. Một ngành nghề đầu tư và có lợi nhuận được định danh cụ thể: Du lịch văn hóa tâm linh.

du lich van hoa tam linh lam sao de khong lac loi
(Ảnh: RFA Photo)

Những hình ảnh phản cảm xuất hiện ở danh thắng, cơ sở tôn giáo và di tích lịch sử ngày càng nhiều. Những dư luận trái chiều về hoạt động tâm linh ngày càng phổ biến. Và các sự việc dường như chưa có hồi kết. Các nhà văn hóa tiếp tục lên tiếng, xã hội tiếp tục phản ứng còn người vi phạm vẫn tiếp tục hành vi của mình.

Hầu như người Việt đều tâm niệm rằng, đến các nơi linh thiêng quan trọng là “thành tâm”. Điều này vốn dĩ là kinh nghiệm nhiều đời truyền lại. Tuy nhiên, ý nghĩa của câu “quan trọng là thành tâm” không phải là bỏ qua các yếu tố khác.

du lich van hoa tam linh lam sao de khong lac loi
Những hình ảnh ăn mặc phản cảm đi lễ chùa vẫn xuất hiện nhan nhản.

Việc nghĩ rằng chỉ cần thành tâm bái lạy trước tượng thánh thần là đủ, khiến cho nhiều người không để ý đến ngoại cảnh và đặc biệt là phản ứng của những người xung quanh. Mọi người vin vào cái cớ “có tâm” để tự cho mình là người đối thoại trực tiếp với đấng tối cao và tin rằng chỉ có thần thánh và họ tiếp xúc với nhau.

Điều này không khác gì việc đọc Truyện Kiều mà chỉ nhập tâm một câu “chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”. Nếu chỉ có một triết lý như vậy thì văn hào Nguyễn Du chẳng bao giờ xây dựng được nhân vât Thúy Kiều kinh điển. Bởi, ngoài cái tâm trong sáng một con người phải có những phẩm chất khác. Trong một tác phẩm, mỗi nhân vật phải được khắc họa giàu tính văn học. Càng được soi chiếu bằng bút pháp nhân văn thì nhân vật càng nổi bật. Đồng nghĩa với việc đó, đứng giữa một không gian văn hóa mỗi con người phải thể hiện sự văn minh của mình. Mà văn hóa thì luôn gắn liền với định chế xã hội, quy tắc cộng đồng. Không thể khác được.

du lich van hoa tam linh lam sao de khong lac loi
Chùa Linh Ứng đã trang bị váy quây cho người dân đến chùa thắp nhang cầu tự. (Ảnh: Tuổi Trẻ Thủ Đô)

Trong một nỗ lực tưởng chừng như tuyệt vọng, rất nhiều cơ sở thờ tự và địa điểm du lịch đã tự trang bị những chiếc váy quây để phát cho du khách. Nhiều nơi khắc văn cúng dưới ban thờ để người dâng hương đọc vẹt thay vì tụng niệm. Về mặt hình thức, những nỗ lực này giúp giảm thiểu đáng kể hình ảnh phản cảm lố lăng tại nơi tôn nghiêm, đồng thời giải quyết vấn nạn “khấn thuê” trước nhiều điện thánh.

Tuy nhiên, xét về mặt văn hóa thì đây không phải là giải pháp. Bởi lẽ, váy quây không phải là một thứ trang phục đủ tính đa năng để kết hợp với mọi loại thời trang. Khi con người khoác lên mình những thứ “đầu Ngô mình Sở” thì đương nhiên sẽ tạo ra những chuyện khôi hài. Dù không phản cảm nhưng không thể đạt được sự trang nghiêm.

Bên cạnh đó, khoan bàn sâu về các yếu tố khoa học thần bí việc đặt bia văn trước mỗi ban thờ vốn dĩ không đúng với phong tục thờ cúng của dân tộc. Bản thân các tấm bia (đa phần là một phiến đá mỏng) sẽ phá vỡ cấu trúc của không gian thờ cúng. Xét về mặt văn hóa và kiến trúc, đây là điều tối kị vì có thể phạm vào các quy định về phương hướng hoặc tục “trấn yểm” trong dân gian.

Nhìn vào thực tế, khi một đoàn du khách đến chiêm bái các danh lam, mọi người tập trung trước điện nhưng không hề nhập tâm cầu thần, không hướng ánh mắt thành kính vào thánh điện. Tất cả nháo nhác tìm đọc những câu chữ trên văn bia. Như một đám học trò quay cóp bài trong lớp học. Tham chiếu theo các giá trị văn hóa thì các hoạt động du lịch tại những danh thắng tâm linh đều chứa những điều bất cập.

Nguyên nhân chủ yếu là bởi những người tham gia “du lịch tâm linh” không được trang bị kiến thức cần thiết về việc mình đang làm. Nếu chiết tự, du lịch là một hành trình trải nghiệm. Trong đó, chữ "lịch" mang ý nghĩa trải qua, vượt qua. Ở nghĩa rộng hơn, du lịch là một cuộc thăm thú ngoài nơi cư trú với mục đích giải trí, nghỉ dưỡng và có thể kết hợp với các mục đích khác. Bản thân mỗi du khách cũng mong muốn có được những hành trình thực sự thú vị và an toàn. Những chuyện rủi ro ngoài ý muốn là điều không thể chấp nhận được trong mọi chuyến thăm quan. Một sự cố nhỏ, một điều bất an sẽ phá hỏng chuyến đi của cả đoàn du lịch.

Vậy nên, khi mở ra một điểm cảnh du lịch, vai trò đảm bảo sự thoải mái và thuận tiện cho du khách đặt nặng lên vai các nhà tổ chức tour và những người quản lý tại chỗ. Đây là trách nhiệm của người làm du lịch chứ không phải của du khách. Điều này cần được nhìn nhận một cách rõ ràng, đặc biệt là khi Việt Nam đã chuyên nghiệp hóa dịch vụ du lịch, khai thác du lịch như một ngành công nghiệp.

du lich van hoa tam linh lam sao de khong lac loi
Chùa Hương, điểm du lịch tâm linh thu hút khách thập phương vào dịp đầu năm (Ảnh: Vietnamnet)

Nếu coi du khách là khách hàng thì hãy ứng xử với khách hàng theo đúng cách của người làm kinh doanh. Chúng ta đã cho xây dựng những địa điểm du lịch tâm linh trị giá hàng ngàn tỉ đồng. Hàng năm, chi phí duy trì hệ thống thông tin cho các khu du lịch tâm linh là không hề nhỏ.

Tuy nhiên, không có nhiều thắng cảnh đưa ra được các thông tin hữu ích cho du khách ngoài những lời quảng cáo có cánh về dịch vụ ăn – chơi. Thiết nghĩ, đã đến lúc các nhà làm du lịch văn hóa nên tạo ra các văn hóa phẩm thực sự sinh động, hữu ích dành tặng cho khách hàng của mình.

Đó có thể là một cẩm nang “thông tin cần biết”, một tờ rơi giới thiệu và hướng dẫn về di tích, điểm đến… Những tài liệu chứa đựng thông tin cụ thể và ngắn gọn là những điều du khách cần được trang bị cho một chuyến đi. Nhất là một chuyến đi để tìm về với cội nguồn văn hóa truyền thống của dân tộc. Trước khi yêu cầu người dân thể hiện văn hóa, những người làm văn hóa và du lịch văn hóa nên thể hiện điều đó. Mọi hoạt động trong xã hội cần phải có định chế cụ thể và rõ ràng.

XEM THÊM

du lich van hoa tam linh lam sao de khong lac loi Lập bàn thờ vọng cần thực hiện nghi thức thế nào?

Bàn thờ vọng áp dụng cho con cháu sống xa quê, hướng vọng về quê, thờ cha mẹ ông bà tổ tiên, hương khói trong ...

du lich van hoa tam linh lam sao de khong lac loi 5 ngôi chùa được cho là 'cầu được ước thấy' ở Hà Nội

Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến là nơi hội tụ nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng ...

du lich van hoa tam linh lam sao de khong lac loi Kinh doanh tâm linh (Kì 2): Chợ mua bán bùa chú online và lợi nhuận siêu 'khủng'

Vốn dĩ hai chữ “bùa chú” đã mang sắc thái tâm linh thần bí cộng thêm những lời đồn đoán li kì được thêu dệt ...

du lich van hoa tam linh lam sao de khong lac loi Kinh doanh tâm linh (Kì 1): Dịch vụ xem bài tarot nở rộ

Những năm gần đây bài tarot không còn xa lạ gì với người Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ. Tuy nhiên, cũng như ...

du lich van hoa tam linh lam sao de khong lac loi Ngôi chùa có kiến trúc đẹp nhất Việt Nam

Chùa Keo - Thái Bình là ngôi chùa cổ, thuộc hàng đẹp nhất Việt Nam, với kiến trúc hết sức độc đáo.

du lich van hoa tam linh lam sao de khong lac loi 'Ngủ như một nhà sư': Ly kỳ chuyện nghỉ đêm trong đền chùa ở Nhật Bản

Nghỉ đêm tại một ngôi đền là một cách lý tưởng để trải nghiệm Phật giáo Nhật Bản. Đây là những gì bạn nên biết về ...

du lich van hoa tam linh lam sao de khong lac loi Thu phí tại cửa chùa: Người Việt đang hiểu lầm nghĩa của từ 'hành hương' đến cửa Phật?

Có một từ cổ âm Hán Việt thường được nhắc tới, đó là "hành hương". Tuy nhiên, ngoài ý nghĩa là đi đến một vùng ...

du lich van hoa tam linh lam sao de khong lac loi Cuối tuần này: Uống trà trò chuyện - Giải mã đời sống tâm linh của người Việt

Một buổi chiều thưởng trà và trò chuyện về ý nghĩa sâu xa đằng sau những thói quen tín ngưỡng tâm linh của người Việt ...

du lich van hoa tam linh lam sao de khong lac loi Hàng vạn người hành hương về Yên Tử trong sương mù, mưa rét

Hàng vạn người từ khắp nơi đã không quản sương mù, mưa rét để hành hương về Khu di tích, danh thắng Yên Tử (thành phố Uông ...

du lich van hoa tam linh lam sao de khong lac loi 'Cúng thần' trên thân cây cổ thụ ở Hà Nội

Đa số cây cổ thụ ở Hà Nội có bàn thờ gắn trên thân cây, ngày ngày hương khói nghi ngút. Càng ở khu vực ...

du lich van hoa tam linh lam sao de khong lac loi 'Đến chốn tâm linh đừng cầu tài lộc, hãy cầu bình an'

Xưa ông bà ta có dạy rằng: “Đi đến chốn tâm linh đừng cầu tài lộc mà chỉ cầu bình an”. Nhưng bây giờ, người ...

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.