Đừng tưởng cao huyết áp mới nguy hiểm, người bị huyết áp thấp cũng dễ bị nhồi máu cơ tim, sốc, nguy hiểm tính mạng

Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng, ngất. Huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não, 30% số người nhồi máu não và 25% số người nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp.

Huyết áp thấp nguy hiểm thế nào

Huyết áp thấp là trị số huyết áp tối đa đo được dưới 90mmHg và tối thiểu dưới 60mmHg. Nhiều người đang nhầm tưởng rằng, huyết áp thấp thì không nguy hiểm bằng huyết áp cao, nhưng sự thực không phải vậy.

Huyết áp thấp có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng không kém gì tình trạng tăng huyết áp.

Theo các chuyên gia của Viện Sốt rét - Kí Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, khi bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh sẽ bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và ôxy đến các cơ quan trong cơ thể như: Não, tim, thận và gây tổn thương các cơ quan này.

Đừng tưởng cao huyết áp mới nguy hiểm, người bị huyết áp thấp cũng dễ bị nhồi máu cơ tim, sốc, nguy hiểm tính mạng - Ảnh 1.

Huyết áp thấp nguy hiểm không kém tăng huyết áp. (Ảnh: Hellobacsi).

Huyết áp càng thấp tỉ lệ bị mất trí nhớ càng cao. Những người có mức huyết áp thấp kéo dài liên tục trong 2 năm có khả năng bị mất trí nhớ cao gấp hai lần người bình thường.

Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng, ngất. Huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não, 30% số người nhồi máu não và 25% số người nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp.

Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao...

Còn theo Bác sĩ Phạm Tuyết Trinh, công tác tại Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec, nếu huyết áp giảm đột ngột rất nguy hiểm. Chẳng hạn, huyết áp của một người đột ngột có sự thay đổi chỉ 20 mmHg - giảm từ 110 mmHg tâm thu xuống 90 mmHg tâm thu - có thể gây chóng mặt và ngất xỉu khi não không nhận được lượng máu cung cấp đầy đủ. 

Ngoài ra, cơ thể còn phải chịu nhiều phản ứng nguy hiểm khác.

Bạn có thể bị huyết áp thấp khi nào?

Huyết áp thấp khi đứng: Tình huống này thường gây ra do mất nước, nằm trên giường lâu ngày, đang mang thai, bỏng, ở trong môi trường quá nóng, đái tháo đường, giãn tĩnh mạch nặng, bệnh tim, các rối loạn thần kinh hoặc do thuốc.

Đừng tưởng cao huyết áp mới nguy hiểm, người bị huyết áp thấp cũng dễ bị nhồi máu cơ tim, sốc, nguy hiểm tính mạng - Ảnh 2.

Đứng lên đột ngột cũng có thể làm bạn bị choáng váng, tụt huyết áp. (Ảnh:Kul News)

Huyết áp thấp sau ăn no: Chủ yếu ở người cao tuổi, đặc biệt nếu có bệnh lí Parkinson kèm theo.

Huyết áp thấp qua trung gian thần kinh: Thường gặp ở người trẻ, khi bệnh nhân đứng khá lâu.

Hội chứng Shy-Drager: Gây ra do thương tổn tiến triển của hệ thần kinh tự chủ, đặc trưng của hội chứng này là tụt huyết áp khi đứng nhưng khi nằm huyết áp lại tăng rất cao, đi kèm với run cơ, vận động chậm, rối loạn vận ngôn và tiêu tiểu không tự chủ.

Huyết áp thấp không có thuốc chữa, đây là cách sống chung với 'lũ'

Xem thêm: Huyết áp thấp là gì, tại sao có thể đe dọa đến tính mạng?

Theo các chuyên gia y tế, hiện nay chưa có loại thuốc nào để điều trị đặc hiệu bệnh huyết áp thấp. Do đó, những người bị huyết áp thấp cần tập sống chung với lũ bằng cách điều chỉnh chế độ ăn, chế độ sống cho hợp lí:

Đừng tưởng cao huyết áp mới nguy hiểm, người bị huyết áp thấp cũng dễ bị nhồi máu cơ tim, sốc, nguy hiểm tính mạng - Ảnh 3.

Người bị huyết áp thấp phải học cách sống chung với "lũ". (Ảnh: Zing)

Bạn nên ngủ đủ từ 7-8 giờ mỗi đêm. Trong ngày, nên bố trí công việc để có giấc ngủ trưa hợp lí, tránh căng thẳng quá mức trong công việc.

Trước khi dậy khỏi giường, bạn nên nằm tại giường ít phút để tập các động tác cử động tay chân, xoa mặt, sau đó từ từ ngồi dậy, buông chân xuống khỏi giường vài phút rồi mới đứng dậy vịn vào đồ vật một lát rồi mới bước đi chậm rãi để cơ thể thích nghi từ trạng thái tĩnh sang trạng thái vận động, tránh thiếu máu não, tránh được chứng chóng mặt. Nếu ngủ dậy mà cử động nhanh, đột ngột có thể bị mất thăng bằng gây choáng ngất do thiếu máu não.

Bạn nên thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng như khí công dưỡng sinh, đi bộ... để cho khí huyết lưu thông.

Về ăn uống, bạn nên ăn nhiều bữa, chẳng hạn 4-5 bữa/ngày với các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa giúp tăng huyết áp.

Uống cà phê buổi sáng, uống nước chè đường cũng có tác dụng tốt trong việc cải thiện chứng huyết áp thấp.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.