Đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo tăng vốn 82% làm bằng tiền vay ODA

Đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng đạo có tổng mức đầu tư điều chỉnh (35.679 tỉ đồng) tăng 16.124 tỉ đồng (khoảng 82%) được đầu tư bằng tiền vay ODA.

IMG_3888

(Ảnh minh họa: Di Linh).

Sáng 4/12, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 cấp TP, đưa dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo vào danh mục dự án đầu tư từ vốn vay của chính quyền địa phương (sử dụng từ nguồn vay ODA và vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài).

Trước đó, ngày 19/11, UBND TP Hà Nội đã có tờ trình về nội dung nêu trên. UBND TP Hà nội cho biết, Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 195.365 triệu yên, tương đương khoảng 35.679 tỉ đồng; thời gian thực hiện chủ yếu trong giai đoạn 2021-2025.

Về cơ cấu nguồn vốn, UBND TP cho biết vốn ODA dự kiến 167.226 triệu yên, tương đương khoảng 30.572 tỉ đồng (chiếm 85,6% tổng mức đầu tư).

Vốn đối ứng ngân sách TP Hà Nội là 5.107 tỉ đồng, tương đương 28.139 triệu yên (chiếm 14,4% tổng mức đầu tư).

Về sự cần thiết của dự án, Hà Nội cho biết theo Qui hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mạng lưới đường sắt đô thị của TP bao gồm 8 tuyến.

Trong đó, tuyến số 2 Nội Bài - Nam Thăng Long - Hoàng Hoa Thám - Bờ Hồ - Hàng Bài - Đại cồ Việt - Thượng Đình - Vành đai 2,5 - Hoàng Quốc Việt với chiều dài khoảng 42km, tuyến đi trên cao Nội Bài - đường Hoàng Quốc Việt và đi ngầm trên đoạn còn lại với tổng số 32 ga và 2 đề pô tại Xuân Đỉnh và Phủ Lỗ, được tổ chức chạy tàu vành đai kết hợp hướng tâm.

"Tuyến 2 là tuyến xương sống của hệ thống kết nối các khu vực đô thị hiện tại và tương lai của Hà Nội.

Việc đầu tư xây dựng tuyến 2 là cần thiết và cấp bách trong điều kiện áp lực giao thông ngày càng gia tăng hiện nay của thành phố Hà Nội.

Tuyến đường sắt đô thị số 2 giai đoạn 1 cần được sớm triển khai xây dựng, vì đây là tiền đề để thực hiện cho giai đoạn 2, giai đoạn 3 kết nối trục giao thông công cộng từ phía Bắc đến phía Tây Nam TP.

Nâng cao hiệu suất khai thác cho các chuyến đường sắt đang được đầu tư xây dựng như tuyến 2A (Cát Linh - Hà Đông), tuyến số 3 (Nhổn - Ga Hà Nội - Hoàng Mai), cơ bản giải quyết vận tải hành khách công cộng khu vực đô thị trung tâm Hà Nội", UBND TP Hà Nội cho hay.

Tổng mức đầu tư ban đầu của Dự án được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2054/QĐ-UBND ngày 13/11/2008 là 19.555 tỉ đồng, tương đương 131.023 triệu yên.

Tổng mức đầu tư điều chỉnh là 195.365 triệu yên, tương đương khoảng 35.679 tỉ đồng.

Nguyên nhân tổng mức đầu tư điều chỉnh (35.679 tỉ đồng) tăng 16.124 tỉ đồng (khoảng 82%) so với tổng mức đầu tư đã được duyệt năm 2008 (19.555 tỉ đồng) như sau:

Thay đổi về qui mô đầu tư tăng 1.803 tỉ đồng (khoảng 9%). Thay đổi tỉ giá qui đổi tăng 2.235 tỉ đồng (khoảng 11%).

Các nguyên nhân về giá tăng 6.709 tỉ đồng (khoảng 34%). Trong đó, tăng do sự biến động về giá đối với nhiên liệu, vật tư, thiết bị, nhân công, và thay đổi chế độ chính sách tiền lương là 5.960 tỉ đồng (khoảng 30%); Tăng do thay đổi tỉ lệ trượt giá là 749 tỉ đồng (khoảng 4%).

Thay đổi chế độ chính sách và các qui định của nhà nước liên quan đến việc xác định và quản lí chi phí đầu tư tăng 5.377 tỉ đồng (khoảng 28%).

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Vinhomes: Doanh số 2024 dự kiến 90.000 - 110.000 tỷ đồng
Năm 2024, dự kiến doanh số Vinhomes sẽ tăng trưởng so với 2023, đạt khoảng 90.000 - 110.000 tỷ đồng, chủ yếu đến từ Vinhomes Ocean Park 2, 3, dự án mới Vũ Yên và 1 - 2 dự án mới khác.