Nhạc sĩ Dương Trường Giang trò chuyện với MC Anh Thư về chủ đề: Nghệ sĩ trẻ và sự lễ phép trong talkshow Câu chuyện văn hóa. |
-Chào nhạc sĩ Dương Trường Giang, câu chuyện về sự thiếu lễ phép của một bộ phận nghệ sĩ trẻ với các bậc tiền bối từ lâu đã là một vấn nạn âm ỉ trong làng giải trí. Là một nghệ sĩ, trước tiên là một người trẻ, anh nhìn nhận câu chuyện này ra sao?
Tôi có chơi với Giang và tôi biết cá tính của bạn ý. Tôi nghĩ đây là một góc nhìn không được khách quan và đó chỉ là sự lỡ lời của một nghệ sĩ trẻ. Hương Giang idol muốn làm vui chương trình và hơi khiếm nhã, bạn ấy không đủ tinh tế và tế nhị để xử lí tình huống đó chứ bạn ấy không cố tình hỗn hào với chú Trung Dân. Chuyện này cũng đã qua rồi và điều quan trọng với người nghệ sĩ khi tham gia gameshows là làm vui chương trình nhưng không làm mất lòng nghệ sĩ lão làng.
- Chúng ta đã được học ở trường từ nhỏ rằng “tiên học lễ, hậu học văn”. Đầu tiên, phải học về lễ, Dương Trường Giang nhìn nhận về chữ “lễ” như thế nào?
Đạo Khổng lấy nhân - lễ - nghĩa - trí - tín làm lẽ sống, đặt chữ “lễ” sau chữ “nhân” là một cách để cho con người ta thấy được sự quan trọng của chữ “lễ”. Chữ “lễ” rất rộng nhưng trong phạm vi này tôi muốn nói đến sự lễ phép, bài học đầu tiên khi đi học ở trường chúng ta được dạy “tiên học lễ, hậu học văn”. Sự lễ phép, kính trên nhường dưới, biết tiếp thu, biết sửa đổi là phông nền căn bản của một người có văn hóa. - Những người làm nghệ thuật là những người mang cái đẹp đến cho mọi người, nhưng một bộ phận không nhỏ lại có những hành xử không đẹp, điều này ảnh hưởng đến cái nhìn của công chúng với nghệ sĩ trẻ nói chung. Theo anh, thái độ hành xử có phần thất lễ của một số người trẻ bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?
Trong một gameshow thì yếu tố mua vui là yếu tố cần ở những nghệ sĩ tham gia chương trình, đôi khi nhiệt huyết muốn mua vui cho khán giả thì nhiều nghệ sĩ trẻ chưa học được cách tiết chế bản thân. Những người trẻ cần thêm nhiều trải nghiệm sống để biết cách tự trưởng thành.
Dương Trường Giang đã đi qua thời kì hoang tưởng
Tác giả của “Ngày trôi về phía cũ” chia sẻ với vẻ rất phấn khích khi cho biết bản thân đã đi qua thời kì ... |
-Anh đã từng chứng kiến câu chuyện nào tương tự như vậy chưa? Anh có thể chia sẻ một câu chuyện tương tự như vậy cho khán giả nghe?
Tôi là một người sáng tác và sản xuất nhiều hơn nên sự va chạm không nhiều so với các nghệ sĩ biểu diễn. Nhưng những câu chuyện va chạm sau hậu trường thì tôi cũng gặp vài lần. Có lẽ thời gian sẽ giúp các bạn trẻ biết cách cư xử hơn.
-Nhiều nghệ sĩ trẻ hiện nay sẵn sàng phản pháo với thái độ “thẳng thắn trên mức cho phép” và thiếu kính trọng với các bậc tiền bối. Họ sẵn sàng sử dụng mạng xã hội để chỉ mặt đặt tên và xưng hô thiếu tôn trọng với những nghệ sĩ lớn. Phải chăng, bên cạnh cái “tôi” ngông cuồng của tuổi trẻ còn là sự dung túng, chung tay ném đá của cộng đồng người hâm mộ, khiến những nghệ sĩ trẻ đang nghĩ là mình đúng? Anh nghĩ gì khi dư luận cổ vũ cho những nghệ sĩ trẻ có những hành vi chưa đẹp trong khi đang hoạt động nghệ thuật?
Từ khi xuất hiện mạng xã hội thì bao giờ cũng có 2 mặt, ở mạng xã hội chúng ta được tự do ngôn luận và có nhiều kiểu người ứng xử với mạng xã hội theo những cách khác nhau. Có người thì khiêm tốn, sử dụng mạng xã hội để quan tâm đến cuộc sống của những người thân, nhưng cũng có những người thì sử dụng mạng xã hội để tô vẽ cái “Tôi” của mình. Nếu bạn sử dụng kênh đó để tuyên truyền cái tốt thì việc đó rất hữu ích, còn nếu bạn lợi dụng điều đó để tuyên truyền cái xấu thì nhiệm vụ của những followes là phải biết sàng lọc và tiếp cận thông tin hữu ích. Điều đó phụ thuộc vào bản lĩnh và trí tuệ của từng người.
Dương Trường Giang: "nghệ sĩ lớn im lặng để người trẻ biết cái sai mà tự hối cải" |
-Anh có nghĩ là sự im lặng của những nghệ sĩ lão làng càng góp phần làm “vấn nạn” bất kính gia tăng?
Tiền bối là những người đã biết cái giá của “ngông” là gì. Cái cách mà họ im lặng với người trẻ không có nghĩa là dung túng mà là họ không thèm “chấp”. Chính họ là những người đã từng lên đỉnh hào quang, đa từng nếm trải biết bao cay đắng ngọt bùi rồi, họ để cho người trẻ tự biết mình sai mà hối cải thôi.
-Là một nhạc sĩ trẻ nhưng những ca khúc của anh rất có chiều sâu về câu chữ và ý nghĩa cuộc sống. Anh đã trải qua thời trẻ của mình ra sao? Khi còn trẻ, anh ngông cuồng hay đã chững chạc như bây giờ?
Tôi có một tuổi trẻ tự cao và ngông cuồng. Tôi thấy mình có những cái làm đúng và chưa đúng. Cái đúng là một kỉ niệm đẹp, cái chưa đúng là kinh nghiệm để tạo nên tôi ở tuổi 30, có thể nói được những điều thật thà như vậy tôi đã phải trả giá rất nhiều ở cuộc đời của mình.
-Theo anh, nghệ sĩ trẻ ngoài tài năng thì cần có những yếu tố gì để thành công trong nghề nghiệp và cuộc sống?
Hãy thật tỉnh táo và ít làm tổn thương đến những người xung quanh, bởi vì ân hận là một cảm giác cực kì khó chịu!
Cùng xem video clip của nhạc sĩ Dương Trường Giang bàn về sự lễ phép của nghệ sĩ trẻ trong talkshow Câu chuyện văn hóa: