Vào những tháng đầu của năm 2009, nhiều người cho rằng việc xe điện có thể đạt được thành công trên thị trường là không khả thi, với rất nhiều lí do, chủ yếu xoay quanh các vấn đề về công nghệ và đối tượng khách hàng. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, Tesla gần như đã cạn kiệt về tài chính, phải đóng cửa văn phòng tại Michigan và vật lộn để bán những chiếc Roadster điện đang 'kén' khách.
Mặc dù vậy, một cuộc gọi bất ngờ đã thay đổi tất cả khiến cho Elon Musk như được "giải thoát". Một thỏa thuận tuy nhỏ nhưng đã có thể giúp Tesla vực dậy trong thời kì khó khăn, khi Daimler đã đồng ý mua pin và động cơ của hãng này cho đội thử nghiệm của Mercedes.
Khi năm 2019 khép lại, Forbes ước tính giá trị tài sản ròng của tỉ phú Elon Musk ở mức 26,8 tỉ USD, với sự thành công trong việc cung cấp các phương tiện chạy bằng điện, đi đúng tiến trình mà ông đã vạch ra vào năm 2006.
Không một công ty nào đóng vai trò lớn và tốt hơn Tesla trong thập kỉ qua, về việc thay đổi giao thông theo định hướng tương lai, bao gồm Uber, xe đẩy tự lái của Google, các cảm biến LIDAR laser cho các phương tiện robot, bắt đầu bởi Velodyne; xe tải tự vận hành từ các công ty khởi nghiệp như TuSimple…
Cũng như các công ty năng lượng xanh khác, Tesla đã nhận được sự "ưu ái" từ các khoản trợ cấp của chính phủ. Từ một nhà để xe ở Silicon Valley, công ty này đã chuyển thành nhà sản xuất ô tô chính thống vào năm 2010, sau khi mua một nhà máy sản xuất tại Fremont, California.
Ngoài ra, nhờ vào nhà máy tại California, Tesla đã có thể kịp phân phối chiếc xe Model S vào năm 2012. Chiếc xe này là một bước đột phá về công nghệ xe hơi, với việc chạy hoàn toàn bằng pin. Đó là một bước đột phá, một kì quan chạy bằng pin, đứng đầu mọi kì vọng.
Tuy nhiên sản phẩm này cũng không thể giúp cổ phiếu của Tesla thoát ra khỏi tình trạng khó khăn.
Model X, một chiếc crossover đắt tiền và khó chế tạo, đã xuất hiện vào năm 2015, sau nhiều lần trì hoãn. Tuy nhiên, bước đột phá tiếp theo của Elon Musk mới chính là chiếc Model 3 được ra mắt năm 2017, một sản phẩm có giá cả phù hợp với thị trường.
Vào năm 2018, Model 3 đã trở thành sản phẩm dẫn đầu về doanh số của Tesla. Mẫu crossover Model Y, được xây dựng trên nền tảng Model 3, dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2020. Một chiếc xe Roadster điện đang được thiết kế lại, cũng như chiếc bán tải Cybertruck gây tranh cãi, đã ra mắt vào tháng 10 năm 2019.
Với những thành công đã đạt được, chúng ta không phủ nhận những sáng kiến mang tính "khoa học-viễn tưởng" của tỉ phú Elon Musk đã và đang xây dựng thêm một lượng lớn người hâm mộ, qua đó thu hút hàng trăm ngàn người mua sản phẩm của Tesla.
Phần lớn tài sản của ông bắt nguồn từ việc sở hữu khoảng một phần tư Tesla, trong khi giá trị của nó đã tăng vọt kể từ IPO năm 2010. Hiện Tesla có mức vốn hóa thị trường đạt con số 77 tỉ USD vào ngày 24 tháng 12 năm 2019, vượt xa cả GM, Ford và Fiat Chrysler.
Mặc dù ông đã biến Tesla trở thành công ty hàng đầu thế giới về xe điện, nhưng trong thập kỉ vừa qua, công ty này cũng đã phải chịu đến những khủng hoảng to lớn, bao gồm cháy pin, doanh thu quản lí cao, tỉ lệ vi phạm an toàn cao tại Fremont và những kiện tụng liên quan đến cái chết của khách hàng khi sử dụng tính năng lái Autopilot của Tesla. Ngoài ra, Elon Musk cũng đã tạo ra không ít những vấn đề đau đầu, với bình luận và lời lăng mạ bất cẩn trên Twitter.
Tesla bước vào thập niên 2020 với tư cách là một công ty lớn hơn nhiều so với một doanh nghiệp khởi nghiệp đang gặp khó khăn vào đầu những năm 2010. Và với bản chất bốc đồng của mình, bài kiểm tra về "tính cách và tư cách" vẫn còn, cho dù Elon Musk là người tốt nhất để điều hành công ty tại thời điểm này, một doanh nghiệp đang phát triển nhanh chóng và có thể sẽ sớm bán ra hàng triệu chiếc xe điện mỗi năm.
Tuy nhiên, ông cũng sẽ gặp phải sự cạnh tranh lớn với các công ty khởi nghiệp trong cùng lĩnh vực bao gồm Rivian, Lucid, Byton và Nio, đồng thời những thương hiệu xe hơi toàn cầu như Volkswagen và General Motors. Mục tiêu mới của Elon Musk được ông đề ra đó chính là sản xuất được 20 triệu xe/mỗi năm so với khoảng 400.000 xe vào năm 2019.