Thị trường tài chính hôm nay được Reuters mô tả là đang "quay cuồng", khi chứng khoán và dầu thi nhau xem ai sụt giảm nhiều nhất.
Chỉ số tương lai S&P 500 của Mỹ vốn đã giảm mạnh 4,9% vào hôm qua, nay giảm tiếp 3,6% chỉ trong buổi sáng. SPX cũng mất 4,89%, đưa chỉ số này rơi vào thị trường giá xuống (mất 20% kể từ đỉnh gần nhất).
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chỉ số Euro Stoxx 50 tương lai đã giảm 8,3% xuống mức thấp nhất kể từ giữa năm 2016. Trước đó, chỉ số này đã giảm 6,9% trong khi các nhà đầu tư đổ xô vào các tài sản trú ẩn an toàn, tức từ trái phiếu sang vàng, đồng yên và đồng franc Thụy Sĩ.
Cách hẳn một Thái Bình Dương rộng lớn, thị trường chứng khoán châu Á cũng nếm mùi. Chỉ số Nikkei 225 tại thị trường Nhật Bản giảm 5,17%. Trong khi đó, Kospi của Hàn Quốc mất 4,24%, xuống đáy 4 năm qua.
Tại Trung Quốc, Thượng Hải Composite hiện mất 1,24%, còn Thâm Quyến Composite mất 1,52%. Hang Seng Index của Hong Kong cũng đã giảm 3,5%.
Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương hiện giảm 3%, xuống thấp nhất kể từ đầu năm 2019. Hàng loạt thị trường khác trong khu vực cũng đi xuống, từ Australia, đến Singapore, Đài Loan, New Zealand.
Vàng giao ngay, lập tức tăng 0,1%, hiện ở mức 1.636 USD/ounce. Ở chiều ngược lại, lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kì hạn 10 năm đã giảm 6 điểm cơ bản xuống 0,760%. Lợi suất hai năm giảm 6 điểm cơ bản, xuống còn 0,438%.
Tình trạng đỏ màu trên sàn chứng khoán toàn thế giới diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ dừng các chuyến đi giữa Mỹ và châu Âu trong 30 ngày tới, trừ Vương quốc Anh. Các lệnh hạn chế đi lại sẽ có hiệu lực vào lúc nửa ngày 13/3.
Ông Trump chỉ trích: "EU đã thất bại trong việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch, không hạn chế đi lại với Trung Quốc và các điểm nóng dịch khác".
Lời chỉ trích này có cơ sở từ việc những cụm lây nhiễm Covid-19 ở Mỹ bắt nguồn từ những khách du lịch từ châu Âu đến.
Khoon Goh, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu châu Á tại ANZ, chia sẻ trên Reuters: "Chúng tôi đã biết tác động kinh tế là rất đáng kể, và với biện pháp bổ sung này của ông Trump, nó sẽ nhân rộng tác động lên các doanh nghiệp. Đây là điều mà thị trường chưa bao giờ mong đợi, một thiệt hại kinh tế ngắn hạn nhưng rất đắc".
CNBC dẫn lời của Hirokazu Kabeya, chiến lược gia toàn cầu của Daiwa Securities, cho biết, đối với những người từng hi vọng các biện pháp bù đắp cho khả năng giảm tiêu thụ trên toàn cầu, quyết định của ông Trump là một sự thất vọng. Hơn nữa, cuộc họp tối qua tại Nhà Trắng lại không hề có cuộc thảo luận nào, về việc cắt giảm thuế để hỗ trợ doanh nghiệp.
Trong thị trường tiền điện tử, các thương nhân tiếp tục nâng cao kì vọng của họ về việc cắt giảm lãi suất mạnh mẽ của Mỹ. Thị trường đang nhấn mạnh nỗi lo về sự suy thoái kinh tế ngày càng sâu sắc, ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã "nhá hàng" về việc nới lỏng tài chính khẩn cấp.
Phản ứng của thị trường gay gắt hơn khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố Sars-nCov-2 là một đại dịch.
"Ở giai đoạn này, tất cả chúng ta cần phải cắn răng và chịu đựng sự gián đoạn kinh tế trong vài tháng", ông Cliff Tan, Trưởng phòng nghiên cứu thị trường toàn cầu Đông Á tại Ngân hàng MUFG Hong Koông, cho biết.
"Ở đây tại Hong Kong và Trung Quốc, chúng tôi đã trải qua điều đó và biết rõ những gì dịch bệnh này có thể tàn phá. Tôi không nghĩ rằng thị trường đã hoàn toàn bắt kịp cách dịch bệnh này đang 'gây rối' nền kinh tế toàn cầu", ông nói thêm.
Scott Wren, chiến lược gia thị trường toàn cầu cao cấp tại Viện đầu tư Wells Fargo, bình luận rằng, mấu chốt của cơn hoảng loạn từ các nhà đầu tư, là họ cảm thấy virus corona đang ăn sâu vào tâm lí của người tiêu dùng.
"Người tiêu dùng ngồi yên một chỗ và không tiêu tiền, vì họ sợ nhiễm dịch là kết quả tiêu cực cuối cùng", ông nói thêm.
Theo số liệu của Factset, sự sụt giảm 1.464 điểm của chỉ số Dow hôm nay phần lớn là do các khoản lỗ quá mức của nhà sản xuất máy bay Boeing. Cổ phiếu của hãng hàng không này đã giảm 18,15%, và các nhà đầu tư đã phải chịu đựng ngày tồi tệ nhất ở Phố Wall kể từ năm 1974.
trong 6 tháng qua, cổ phiếu Boeing cũng đã giảm hơn 50%.
Phố Wall lo ngại rằng các biện pháp hạn chế đi lại của ông Trump đối với châu Âu có thể khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, đặc biệt là nếu Washington quyết định Covid-19 là một đại dịch và sẽ áp dụng biện pháp tương tự trên toàn nước Mỹ.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020