Dàn sao Vì yêu mà đến 'đổ bộ' gameshow Ca sĩ tranh tài |
Văng tục, hỏi và đáp những câu hỏi dung tục nhạy cảm và phản cảm về giới tính... đang tràn lan trên mạng xã hội. Dưới tên gọi các gameshow giải trí cho giới trẻ nhưng không ít những tình huống, trò chơi, câu chuyện… được dựng lên khiến người xem phải nhăn mặt như: Ghiền mỳ gõ; Vitamin girls; Dare Pong… Những thứ đáng ra phải có giới hạn độ tuổi thì trên youtube lại tìm mọi cách “câu” người xem, chỉ cần vài cái lướt là có thể xem được tất cả.
Quá tục tĩu
Dare Pong là chương trình game show được Việt hóa từ Mỹ với tên gọi Fear Pong, đang được chiếu trên kênh youtube. Điều đáng nói là những trò chơi của chương trình lại khiến người xem liên tưởng đến hành động khiêu dâm, dung tục mà không mang lại sự giải trí hay kiến thức cho cả người chơi lẫn người xem.
Theo yêu cầu của chương trình, có hai người chơi, mỗi bên sẽ để 10 chiếc ly, người chơi đứng ở hai đầu bàn ném bóng vào ly. Bảy chiếc ly chứa những yêu cầu của BTC, 3 ly còn lại là rượu buộc người chơi phải uống. Sẽ không có gì phải bàn nếu như những tờ giấy yêu cầu được chứa trong mỗi chiếc ly không được đọc ra. Nào là: Tả 3 thế yêu mà bạn thích nhất; Bạn đã làm chuyện ấy với bao nhiêu người; Diễn tả biểu cảm của người yêu khi đạt đến cực khoái; Kể về lần quan hệ của bạn với người khác sau khi chia tay bạn trai…
Tất cả những người chơi cả nam và nữ đã diễn tả những hành động theo yêu cầu kèm đó là những hình ảnh miêu tả và âm thanh không kém phần dung tục từ chương trình. Nếu không chấp nhận yêu cầu bắt buộc người chơi phải tự uống rượu.
Có những tập yêu cầu người chơi phải ăn sushi trên cơ thể, nhảy khiêu gợi và làm các tư thế yêu thích… với những người bạn chơi. Sự bạo dạn từ phía những người chơi khiến nhiều tình huống trở thành phản cảm, kệch cỡm. Người chơi không ngại dùng những tiếng lóng, từ ngữ không phù hợp khiến chương trình liên tục phải dùng tiếng bíp để che đi.
Nở rộ trào lưu phát hành online, nhiều chương trình được phát hành mang tính câu like bằng hình thức nhân vật mặc hở hang, khêu gợi, lời nói dung tục, phản cảm ở nhiều chương trình khác như: Ghiền mỳ gõ, Vitamin girls… và nhiều clip cá nhân tự đưa lên khiến kênh này giống như “tả pín lù”, “lẩu thập cẩm”…
Người chơi thực hiện các trò không lành mạnh, phản cảm mà đạo diễn đặt ra |
Thiếu tính giáo dục
Một thực tế là những chương trình, game show online… đang nở rộ trên mạng trào lưu khoe thân, phản cảm, dung tục. Dưới chiêu trò cuộc chơi dành cho những người trẻ nhưng Dare Pong lại không khác gì việc cổ xúy cho những hành động dễ dãi, lối sống thực dụng của giới trẻ.
Hầu hết những người tham gia game show đều là những người trẻ nhưng họ sẵn sàng để người khác giới lột đồ và miêu tả những hành động phản cảm, dung tục theo yêu cầu của chương trình. Họ sẵn sàng phô bày cơ thể, làm theo thử thách ôm hôn... Trò chơi “Càng dài càng thích” trong Vitamin girls, các cô gái dùng hình ảnh những chiếc xúc xích và các cô gái lần lượt ngậm vào miệng. Ai ngậm dài thì sẽ là người chiến thắng… Những hành động đáng ra chỉ dành cho người lớn, nhưng nó lại dễ dàng được xem bởi mọi đối tượng, không trừ trẻ con.
Bên cạnh những clip lành mạnh, có tính giải trí và kiến thức cho người xem thì nhiều chương trình trên Youtube đang khiến người xem phát hoảng. Không có sự sáng tạo, thiếu chuẩn mực với phong tục, văn hóa của người Việt. Nhiều gameshow, clip phản cảm, dung tục đang tràn lan và có phần biến tướng. Đáng nói hơn là những kênh này thu hút phần lớn là giới trẻ và không loại trừ cả trẻ em. Bởi hầu hết không có lời cảnh báo hoặc giới hạn nào khi truy cập và xem các chương trình này. Sự dễ dãi này khiến cho nhiều đơn vị, cá nhân dễ dàng đăng tải những nội dung nhiều yếu tố phản cảm. Các từ ngữ, trò chơi, hành động… đều hướng đến những lời nói tục liên quan đến bộ phận nhạy cảm, những chuyện tế nhị riêng tư lại được phô bày trước hàng triệu người xem.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thanh Tâm cho rằng: “Việc đăng trên mạng xã hội những hình ảnh phản cảm, clip dung tục, chương trình chưa phù hợp với văn hóa của người Việt sẽ ảnh hưởng không ít đến thái độ tiếp nhận của giới trẻ. Đến một lúc nào đó, những hành động, lời nói phản cảm này sẽ tự nhiễm vào đầu và thái độ ứng xử của giới trẻ. Nếu không có biện pháp ngăn chặn sẽ ảnh hưởng đến nhân cách và hành vi của giới trẻ. Nhất là ở độ tuổi còn thanh thiếu nhi, nhận thức của các em còn chưa chín chắn những hành động trên sẽ tác động phần nào đến suy nghĩ và lối sống của các em. Chúng ta không nên cổ xúy cho những hành vi này”…
Quản lý quá lơi lỏng và thả nổi? Những chương trình gameshow online đang có chiều hướng chạy theo xu hướng lệch lạc về thẩm mỹ như việc khoe thân hay với những tình tiết, ngôn từ tục tĩu. Nếu không có biện pháp xử lý và ngăn chặn kịp thời thì nó sẽ còn diễn biến phức tạp gây tác động xấu khi tác động vào suy nghĩ, lối sống của một bộ phận trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Những chương trình này làm méo mó giá trị chân - thiện - mỹ và ảnh hưởng tới góc nhìn về chất lượng nghệ thuật của những người làm nghệ thuật chân chính. Kẽ hở hiện nay đó là các nhà sản xuất tìm mọi cách “câu” khán giả bất chấp chiêu trò và đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng sự không sát sao trong nội dung phát sóng của gameshow của cơ quan quản lý. Phải chăng sự quản lý của các cơ quan chức năng còn quá lơi lỏng và thả nổi? Các nhà quản lý phải sát sao hơn, buộc các nhà sản xuất và nghệ sĩ phải xây dựng những tiết mục tuyên truyền văn hóa có chất lượng nghệ thuật và phải thực hiện đúng những quy định của Chính phủ về biểu diễn, phát hành, băng đĩa băng hình trên thông tin đại chúng. (Nhà xã hội học, PGS, TS TRỊNH HÒA BÌNH) |
Gameshow bây giờ phản cảm quá! Việc bát nháo các trò chơi trên mạng điện tử bắt đầu từ khi có công nghệ thông tin, có mạng internet. Ngày xưa người ta chơi các trò chơi lành mạnh như trò chơi dân gian thì ngày nay các trò chơi trên gameshow mô tả những cảnh làm tình, giết chóc, tội ác... Để dẫn đến sự biến tướng thái quá trong các gameshow chính là do các nhà sản xuất chỉ nhăm nhăm vụ lợi kiếm tiền. Các gameshow dung tục, phản cảm sẽ làm băng hoại đạo đức con người, băng hoại giá trị của thông tin. Việc tiếp xúc quá sớm bởi các trò chơi tình dục ở các gameshow trên mạng là một nguyên nhân dẫn đến vấn nạn xâm hại tình dục, đang là vấn đề “nóng” . Cơ quan quản lý mạng cần có giải pháp quyết liệt để ngăn chặn các gameshow phản cảm đang tung hoành trên mạng hiện nay. (PGS.TS NGUYỄN THỊ MINH THÁI) |
Thời của những gameshow kỳ quái xâm lấn truyền hình?
Thời gian gần đây, truyền hình xuất hiện rất nhiều game show mới mang tính chất “độc”, “dị”, “lạ”… Những game show này liệu có ... |
Dàn sao Vì yêu mà đến 'đổ bộ' gameshow Ca sĩ tranh tài
Nhung Gumiho, Bảo Kun, Cherry Quỳnh và Thúc Lĩnh Lincoln là những gương mặt quen thuộc và được khán giả yêu thích bất ngờ xuất ... |
Tin tức sao Việt 26/5: Dự đoán người đẹp đăng quang Hoa hậu Brazil, Hương Tràm từng bị tấn công tình dục năm 17 tuổi
Tin tức sao Việt 26/5: Dự đoán gương mặt đăng quang hoa hậu Brazil; Hương Tràm chia sẻ quá khứ từng bị tấn công tình dục ... |