Cha mẹ làm gì để trị cơn ‘ăn vạ’ của con ở nơi công cộng? | |
Cảm xúc của trẻ: Muốn con hạnh phúc hơn, hãy để con khóc! |
Chị Trúc Vy hiện đang làm giáo viên dạy Piano tại Trường Đại học Văn hoá nghệ thuật Quân đội. Ngoài công việc chính, chị còn tham gia các hoạt động xã hội như tổ chức biểu diễn piano cho trẻ em để gây quỹ từ thiện.
Ngoài công việc chính, chị là người mẹ vô cùng đảm đang, không chỉ chăm sóc gia đình, chăm con nhỏ mà còn rất thích thú với việc tìm tòi cách tạo những học liệu đặc biệt đa dạng, giúp con thích thú với việc khám phá tri thức mỗi ngày.
Chị Trúc Vy, người mẹ đảm đang thường làm đồ handmade cho con. (Ảnh NVCC) |
- Chào chị, cơ duyên nào đưa chị đến với việc làm sách vải cho con?
- Từ bé mình đã có sở thích làm đồ handmade, may đồ búp bê hay làm cặp tóc, thậm chí là nung nến ra thành khối rồi ngồi khắc nến. Nhưng ngày đó không có tiền mua nguyên liệu nên toàn dùng đồ tái chế. Về sau ra Hà Nội học chuyên nghiệp Piano thì niềm đam mê tạm gác sang một bên. Chỉ thỉnh thoảng sửa quần áo rồi làm đồ lặt vặt trong kí túc xá.
Mãi đến khi bầu bé, mình muốn làm điều gì đó thật ý nghĩa để chào đón con. Mà mọi thứ chuẩn bị đều đầy đủ rồi nhưng riêng treo nôi thì mình muốn tự tay khâu cho con. Treo nôi mình làm đến hơn 1 tháng mới cho bé nhìn. Bé rất tò mò và rất thích xem nên hạnh phúc lắm. Đến tầm biết với biết nắm thì hay với tay lên chạm vào treo nôi mẹ làm. Trong quá trình chăm sóc bé hay tìm hiểu các phương pháp giáo dục trẻ, các giáo cụ học tập hay cách để con phát triển tư duy. Từ lúc đó em tìm hiểu và biết đến sách Quiet book (tên gọi phổ thông của sách vải).
Mình nhận ra giữa việc làm treo nôi và sách vải không khác nhau lắm. Hơn nữa sách vải có nội dung phong phú và sinh động, bé ngắm, chạm và cảm nhận. Hay lớn hơn tí nữa là tư duy, ghi nhớ cũng như rèn luyện các kĩ năng. Vậy nên mình quyết định làm sách tặng con.
Khi bắt đầu làm sách cho con thì con mình vừa chạm mốc 6 tháng. Vậy nên sách mình làm chủ yếu tập trung vào hình khối, màu sắc và chất liệu. Số lượng trang cũng ít hơn.
- Con chị đã phản ứng như thế nào với món quà mẹ tặng?
- Khi được chơi với sách thì con thường xuyên vặn vẹo, cầm lên nếm thử, cắn, giật, xé… Nói chung là con tìm hiểu rất kỹ "đối tượng" lạ mặt này là gì. Rất may sách vải mẹ khâu tay, bền và sạch sẽ nên cũng không lo lắm. Một thời gian khi con quen rồi thì con rất thích được sờ vào các chất liệu khác nhau trong sách. Và tò mò khi được mẹ giải thích các hình khối, màu sắc. Nếu sách trộn lẫn vào đồ chơi, con thường thích sờ vào sách hơn.
Bé rất thích khám phá những cuốn sách vải mẹ làm. (Ảnh NVCC) |
- Theo chị, sách vải có ý nghĩa như thế nào trong việc giáo dục trẻ?
- Sách vải theo cá nhân mình thấy, có nhiều điểm tương đồng với phương pháp giáo dục Montessori hoặc các phương pháp giáo dục tiên tiến khác. Ngoài ra sách còn rất phù hợp để cha mẹ chơi cùng bé, giải thích và trải nghiệm cùng bé để gắn kết thêm tình cảm gia đình, giúp bé hạnh phúc và phát triển cả tâm hồn lẫn trí tuệ.
- Theo chị, giai đoạn nào bé tiếp nhận sách vải phù hợp nhất?
- Khoảng từ 9 tháng thì bé có thể làm quen với sách, chơi cùng bố mẹ. Tập các kĩ năng phù hợp với độ nhận biết. Nhưng thời điểm được xem là tốt nhất là từ 2 tuổi – 6 tuổi.
- Nguyên liệu làm sách vải gồm những gì ạ?
- Nguyên liệu làm sách vải đa phần là vải dạ, ngoài ra là vải nỉ, hoặc các loại vải thô bình thường, kim chỉ, súng bắn keo. Bên cạnh đó là tuỳ thuộc vào sự sáng tạo, ý định của người làm phụ kiện có thể là dây, cúc áo, hạt trang trí...
Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là ý tưởng. Một quyển sách thành công được đo bằng sự yêu thích của bé. Nên tùy vào độ tuổi, sách vải không cần phải quá cầu kì chi tiết nhỏ mà là nội dung cần truyền đạt đến bé mới quan trọng.
Những nguyên liệu được sử dụng để làm sách vải. (Ảnh NVCC) |
Ngoài sách, chị Trúc Vy còn làm đồ chơi cho con. (Ảnh NVCC) |
- Trung bình mỗi cuốn sách vải chị làm trong thời gian bao lâu?
- Thời gian làm sách vải cũng tùy thuộc nhiều vào ý tưởng, sự cầu kì của kĩ năng trong mỗi trang sách, và phụ thuộc khá nhiều vào người làm muốn quyển sách sẽ như thế nào. Trung bình mình mất khoảng 3 ngày làm. Mình thường tranh thủ những lúc rảnh để làm cho con.
Sách vải không chỉ là học liệu cho con mà còn là vật kỷ niệm theo con khi lớn lên. (Ảnh NVCC) |
- Thường làm sách vải cho con, chị thấy loại sách này có những ưu điểm gì so với sách thông thường?
- Sách vải ngoài những ưu điểm về lợi ích khi giáo dục trẻ thì sách bền hơn. Tuy nhiên ưu điểm lớn không chỉ là giáo dục trẻ, mà đây cũng như vật kỉ niệm vô cùng giá trị. Bé có thể lưu giữ lâu hơn, khi trưởng thành thì sách vải như 1 album thể hiện tuổi thơ, những khoảnh khắc đầu tiên hay những giây phút được chơi cùng gia đình.
Mình thường làm sách vải với các chủ đề như hình khối, màu sắc giống nhau, tháo cúc, buộc dây, các vật dụng trong nhà, rau củ, giao thông, thời tiết, môi trường sống…
Cùng ngắm những trang sách vải đẹp và đầy ý nghĩa chị Trúc Vy làm cho con trai:
Nàng tiên cá và đại dương. (Ảnh NVCC) |
Chim và ốc sên. (Ảnh NVCC) |
Chủ đề màu sắc, số đếm. (Ảnh NVCC) |
Những viên kẹo ngọt ngào. (Ảnh NVCC) |
Màu của nắng. (Ảnh NVCC) |
Học về màu sắc và số đếm. (Ảnh NVCC) |
Học về thời gian và biển cả. (Ảnh NVCC) |
Thiên nhiên và con người. (Ảnh NVCC) |
Hình khối, cây cối. (Ảnh NVCC) |
(Ảnh NVCC) |
Những con vật đáng yêu. (Ảnh NVCC) |
Những bông hoa. (Ảnh NVCC) |
Thiên nhiên. (Ảnh NVCC) |
Chủ đề thời tiết. (Ảnh NVCC) |
Màu sắc và những bông hoa.(Ảnh NVCC) |
- Cảm ơn chị đã dành thời gian trò chuyện với chuyên mục.
Cảm xúc của trẻ: Muốn con hạnh phúc hơn, hãy để con khóc!
Nếu nói về cảm xúc của một đứa trẻ, một cái kẹo bị cướp mất cũng thảm họa như một vụ đánh bom liều chết ... |
Để nuôi dạy con là hành trình gian nan mà ngọt ngào của mẹ
Do gặp nhiều áp lực trong cuộc sống, khi sinh bé Bống, nhận thấy con bị chậm phát triển hơn các bé khác. Là một ... |
Lối sống 07:57 | 15/03/2019
Lối sống 09:53 | 10/08/2018
Lối sống 07:18 | 10/08/2018
Lối sống 22:00 | 09/08/2018
Lối sống 03:12 | 09/08/2018
Lối sống 22:00 | 08/08/2018
Lối sống 11:00 | 08/08/2018
Lối sống 23:00 | 29/07/2018