Ghé thăm ngôi chùa Bút Tháp, danh thắng cổ kính bậc nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ khoảng 30km, chùa Bút Tháp trở thành địa điểm tham quan, hành hương nổi tiếng trên cả nước. Ngôi chùa này cũng được biết đến như một trong những danh lam cổ tự đẹp nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Chùa Bút Tháp ở đâu?

Nằm trên hữu ngạn sông Đuống, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Bút Tháp là địa danh du lịch nổi tiếng của các tỉnh phía Bắc, đồng thời là di tích quốc gia đặc biệt tại Việt Nam. Chùa Bút Tháp trước đây có nhiều tên gọi khác nhau như Thiếu Lâm Tự hay Hoàng Cung Tự. Nhân dân trong vùng còn quen gọi ngôi chùa này với cái tên Nhạn Tháp từ rất nhiều năm về trước.

Ghé thăm ngôi chùa Bút Tháp, danh thắng cổ kính bậc nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng - Ảnh 1.

Ảnh: levanchu

Bút Tháp được biết đến như một trong những danh lam cổ tự đẹp nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng. Các kiến trúc xưa của ngôi chùa vẫn được bảo tồn trọn vẹn cho đến tận ngày nay. Chùa nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ khoảng 30km nên trở thành địa điểm tham quan, hành hương nổi tiếng của đông đảo du khách trong và ngoài nước. 

Ghé thăm ngôi chùa Bút Tháp, danh thắng cổ kính bậc nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng - Ảnh 2.

Ảnh: Vũ Xuân Trọng

Lịch sử phát triển của chùa Bút Tháp Bắc Ninh 

Thời điểm xây dựng chùa không được ghi rõ trong lịch sử. Tuy nhiên, theo sách Địa chí Hà Bắc những năm 1982 thì chùa Bút Tháp có từ thời vua Trần Thánh Tông thế kỉ thứ XIII. Thiền sư Huyền Quang sau khi đỗ trạng nguyên năm 1297 đã về chùa và trụ trì tại nơi đây. 

Ghé thăm ngôi chùa Bút Tháp, danh thắng cổ kính bậc nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng - Ảnh 3.

Ảnh: Vũ Xuân Trọng

Đến thế kỉ XVII, Hòa thượng Chuyết Chuyết là người tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc sang Việt Nam năm 1633 rồi sau đó trụ trì lại ở chùa. Ông cùng người kế nhiệm là thiền sư Minh Hạnh đã trùng tu ngôi chùa với qui mô lớn. Thời gian này còn có sự góp công của Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Diệu Viên) và công chúa Lê Thị Ngọc Duyên (Diệu Tuệ). Hai người đã bỏ ra rất nhiều tiền của, ruộng lộc để sang sửa lại ngôi chùa Bút Tháp với phần lớn qui mô, cấu trúc và thiết kế được giữ lại cho đến tận ngày nay. Đợt trùng tu này kéo dài từ năm 1644 cho đến năm 1647 thì hoàn thành. 

Ghé thăm ngôi chùa Bút Tháp, danh thắng cổ kính bậc nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng - Ảnh 4.

Ảnh: justabakaholic

Sang đến đời vua Tự Đức năm 1876, trong lúc vua dạo chơi ngang chùa thì thấy một cây tháp khổng lồ với dáng hình thuôn dài nên đặt tên là Bút Tháp. Tuy vậy, trên đỉnh tháp vẫn khắc hai chữ Báo Nghiêm. 

Ghé thăm ngôi chùa Bút Tháp, danh thắng cổ kính bậc nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng - Ảnh 5.

Ảnh: i.m.nhung

Sau đó, chùa tiếp tục được trùng tu vào các năm 1739, 1903, 1915, 1921 và lần gần đây nhất là năm 1996. Chùa Bút Tháp được xếp hạng di tích cấp quốc gia trong năm 1962 và là một trong những ngôi chùa có kiến trúc qui mô hoàn chỉnh nhất còn tồn tại ở Việt Nam. 

Ghé thăm ngôi chùa Bút Tháp, danh thắng cổ kính bậc nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng - Ảnh 6.

Ảnh: Vũ Xuân Trọng

Nét độc đáo chỉ có riêng tại ngôi chùa Bút Tháp

Nếu có cơ hội ghé thăm chùa Bút Tháp, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một trong những công trình kiến trúc độc đáo và cổ kính nhất của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Bên cạnh đó, khách du lịch khi đến với ngôi chùa cũng có thể tận mắt khám phá những tác phẩm, địa danh nổi tiếng tại đây như:

Tượng Quan âm chùa Bút Tháp

Được hoàn thành vào khoảng thế kỉ thứ XVII, tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay được coi là tác phẩm tiêu biểu của nền văn hoá nghệ thuật Việt Nam. Tượng cao 3,7m, ngang 2,1m, có 11 đầu, 46 tay lớn và 954 tay nhỏ, dài ngắn khác nhau, nở khối vươn cao như ánh hào quang. Tượng được đặt trên một toà sen với dáng vẻ thư thái cùng đôi mắt quảng đại, che chở cho khắp nhân gian, vũ trụ. 

Ghé thăm ngôi chùa Bút Tháp, danh thắng cổ kính bậc nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng - Ảnh 7.

Ảnh: wikipedia

Tượng Tuyết Sơn 

Bên cạnh tượng Quan âm thì Tuyết Sơn cũng là pho tượng nổi tiếng tại chùa Bút Tháp. Đây được coi là kiệt tác giá trị của thế kỉ XVII. 

Ghé thăm ngôi chùa Bút Tháp, danh thắng cổ kính bậc nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng - Ảnh 8.

Ảnh: wikipedia

Tháp Báo Nghiêm

Tháp Báo Nghiêm có chiều cao hơn 13m, bao gồm 5 tầng với một phần đỉnh được xây bằng đá xanh. Nhìn từ xa, ngọn tháp trông giống như một cây bút lông khổng lồ với thiết kế thuôn dài cùng đỉnh nhọn vươn thẳng tới tận trời xanh. 

Ghé thăm ngôi chùa Bút Tháp, danh thắng cổ kính bậc nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng - Ảnh 9.

Ảnh: thuongdinh97

Cầu đá ba nhịp 

Với chiều dài 4m cùng 3 nhịp uốn cong đầy nghệ thuật, cầu đá bắc qua hồ sen cũng là một trong những công trình tiêu biểu tại chùa Bút Tháp. Mặt cầu được lát bằng đá xanh, hai bên có 12 bức phù điêu chạm trổ hình muông, hoa lá đầy công phu và tinh xảo. Cầu được xây dựng nhằm bắc nối giữa Thượng Điện và Tích Thiện Am tại chùa Bút Tháp. 

Ghé thăm ngôi chùa Bút Tháp, danh thắng cổ kính bậc nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng - Ảnh 10.

Ảnh: tieuphongthan


chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.