Ghé thăm thành nhà Hồ, công trình kiến trúc bằng đá nổi tiếng của tỉnh Thanh Hoá

Sở hữu kiến trúc vô cùng độc đáo, thành nhà Hồ là công trình làm từ đá hiếm hoi với qui mô lớn tại Việt Nam và là một trong số ít những thành luỹ bằng đá còn sót lại trên thế giới.

Thành nhà Hồ ở đâu?

Được xây dựng vào khoảng thế kỉ thứ XIV, thành nhà Hồ được biết đến là một trong những kinh đô lâu đời của nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ). Thành nằm trên địa phận hai thôn Tây Giai và Xuân Giai, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Xuất phát từ thủ đô Hà Nội, du khách sẽ đi dọc theo các tuyến quốc lộ 1A, 38B, 12B và quốc lộ 45 với tổng chặng đường khoảng 140km để tới được thành nhà Hồ. Còn nếu di chuyển từ trung tâm thành phố Thanh Hoá, các bạn có thể đi thẳng theo tuyến quốc lộ 45 chừng gần 1 giờ đồng hồ để tới danh thắng nổi tiếng này. 

Thành nhà Hồ  - Ảnh 1.

Ảnh: pjmaste

Sở hữu kiến trúc vô cùng độc đáo, thành nhà Hồ là công trình làm từ đá hiếm hoi với qui mô lớn tại Việt Nam và là một trong số ít những thành luỹ bằng đá còn sót lại trên thế giới. Dù chỉ được xây dựng trong thời gian là 3 tháng (từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1397) nhưng một số đoạn của toà thành vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn cho đến tận ngày này. Trải qua khoảng thời gian hơn 6 thế kỉ, thành nhà Hồ Thanh Hoá vẫn luôn là một công trình có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách bốn phương. 

Cuối tháng 6 năm 2011, thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Nơi đây cũng được thủ tướng chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích đặc biệt của quốc gia. 

Thành nhà Hồ  - Ảnh 2.

Ảnh: Zing

Lịch sử thành nhà Hồ Thanh Hoá

Thành nhà Hồ được biết đến với nhiều cái tên khác như thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai. Vào năm 1397, quyền thần dưới thời Trần là Hồ Quý ly đã đứng ra xây dựng tòa thành. Lúc bấy giờ, ông giữ cương vị Tể tướng và nắm trong tay mọi quyền lực của triều đình. Hồ Quý Ly giao cho Thượng thư bộ Lại Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh giữ nhiệm vụ trực tiếp tổ chức và điều hành công việc kiến tạo kinh đô mới mang tên Tây Đô, đồng thời buộc triều Trần dời đô về đây nhằm chuẩn bị phế truất vương triều nhà Trần. 

Thành nhà Hồ  - Ảnh 3.

Ảnh: thanhmk88

Kinh thành bằng đá được xây dựng trong thời gian kỉ lục chỉ trong 3 tháng. Nơi này được đặt trong khu vực có địa thế khá hiểm trở với non nước bao quanh, có lợi thế đặc biệt về mặt quân sự. Thành nhà Hồ bao gồm thành nội và thành ngoại, 4 cổng thành quay về 4 chính hướng với tên gọi cửa Tiền, cửa Hậu, cửa Đông Môn và cửa Tây Giai. 

Thành nhà Hồ hay thành Tây Đô là niềm tự hào của nghệ thuật kiến trúc đá lúc bấy giờ. Những phiến đá có khối lượng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao và ghép với nhau hoàn toàn tự nhiên, không cần nhờ đến bất cứ một chất kết dính nào. 

Thành nhà Hồ  - Ảnh 4.

Ảnh: Thanh Hoa tourism

Trong các di tích còn sót lại của thành nhà Hồ thì Đàn tế Nam Giao vẫn còn được lưu giữ khá nguyên vẹn. Trải qua quá trình lịch sử hơn 600 năm, thành nhà Hồ trở thành dấu ấn văn hoá nổi bật của một triều đại tuy chỉ kéo dài trong khoảng 7 năm nhưng lại được sử sách đánh giá khá cao. 

Thành nhà Hồ  - Ảnh 5.

Ảnh: khaocohoc.gov

Du lịch thành nhà Hồ 

Đến với Thanh Hóa, du khách có thể ghé thăm khu di tích thành nhà Hồ nằm ở phía Tây huyện Vĩnh Lộc, gần quốc lộ 45. Khu di tích này có vị trí nằm giữa hai con sông Mã và sông Bưởi. Ngoài ra, khách du lịch cũng có cơ hội chiêm ngưỡng nhiều địa điểm thú vị khác trong khu di tích như: La Thành, Đàn Nam Giao, Đền thờ nàng Bình Khương, Đình Đông Môn…

Thành nhà Hồ  - Ảnh 6.

Cổng Nam thành nhà Hồ với kiến trúc vuông vắn, mỗi cạnh trên dưới 800m và chu vi trên 3,5km. Phía ngoài của thành được xây bằng đá, bên trong xây bằng đất đầm nện chắc, bốn cửa được mở theo bốn hướng Bắc, Nam, Đông, Tây. (Ảnh: tsunomagari)

Thành nhà Hồ  - Ảnh 7.

Đàn tế Nam Giao là địa danh nằm ở phía Nam kinh thành. Đàn tế được xây dựng vào năm 1402 với khu vực trung tâm cao 21,7m so với mực nước biển. Tổng diện tích của Đàn tế Nam Giao vào khoảng trên 35.000m vuông. (Ảnh: VnTrip)

Thành nhà Hồ  - Ảnh 8.

Giếng Vua, Nam Giao được xây dựng bởi các khối đá hình vuông có kích thước 13m x 13m. Lòng giếng có hình tròn với đường kính khoảng 6,5m. Đây là một trong những địa danh vô cùng nổi bật của khu di tích thành nhà Hồ. (Ảnh: VnTrip)

Hiện tại, giá vé tham quan thành nhà Hồ là 40.000 đồng/vé với người lớn và 20.000 đồng/vé đối với trẻ em dưới 15 tuổi.

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.