Gia Lâm: Sắp xây dựng ba cầu vượt, hoàn chỉnh tuyến Vành đai 2 kết nối khu vực Bắc Đuống

UBND TP Hà Nội cho rằng việc huyện Gia Lâm đề xuất đầu tư ba cầu vượt tại nút giao đường Ngô Xuân Quảng với QL5, nút giao QL5 với đường Đông Dư - Dương Xá, nút giao đường Yên Viên - Đình Xuyên - Phù Đổng đến hết địa bàn huyện với đường Hà Huy Tập là cần thiết.

Trong văn bản trả lời kiến nghị cử tri trước kỳ họp thứ 18 HĐND TP Hà Nội khóa XV ngày 18/5, cử tri huyện Gia Lâm đã có ý kiến về tiến độ một số tuyến giao thông trên địa bàn.

Cụ thể, cử tri đề nghị thành phố quan tâm chỉ đạo tổ chức giao thông tại các điểm thường xuyên ùn tắc như ngã tư Trâu Quỳ - QL5, ngã ba KCN Phú Thị - QL5; đầu tư xây dựng cầu vượt tại một số nút giao thông (nút giao đường Ngô Xuân Quảng; nút giao đường Đông Dư - Dương Xá; nút giao tuyến đường Yên Viên - Đình Xuyên - Phù Đổng với đường Hà Huy Tập).

Ngoài ra, cử tri cũng đề nghị sớm triển khai dự án hoàn thiện tuyến đường Vành đai 2 kết nối khu vực Bắc Đuống với quận Long Biên và cầu Vĩnh Tuy.

Hiện nay, huyện đang triển khai tuyến đường 40 m từ đường Hà Huy Tập đến hết địa phận huyện Gia Lâm, tiếp giáp xã Dục Tú, huyện Đông Anh. Vì vậy, huyện đề nghị thành phố sớm phê duyệt chủ trương đầu tư tuyến đường khớp nối với đường dẫn cầu Tứ Liên, huyện Đông Anh, nhằm mục đích khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên trên QL5, tuyến đường 179,...

Gia Lâm - Ảnh 1.

Ngã tư Trâu Quỳ - QL5. (Ảnh: Hạ Vũ).

Trước kiến nghị này, UBND TP Hà Nội cho biết, ngã tư ngã tư Trâu Quỳ - QL5 là ngã tư có mật độ phương tiện lưu thông lớn, có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng đi qua dẫn đến thường xuyên ùn tắc, nhất là thời gian rào chắn để tàu đi qua. 

Sở GTVT sẽ phối hợp với Phòng CSGT - CA thành phố, UBND huyện Gia Lâm để nghiên cứu tổ chức giao thông cho phù hợp nhằm giảm thiểu ùn tắc. 

Ngã ba KCN Phú Thị - QL5 đã được lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông. Tiếp thu ý kiến của cử tri, Sở GTVT sẽ phối hợp với Phòng CSGT - Công an Thành phố điều chỉnh chu kỳ đèn tín hiệu giao thông và tổ chức giao thông tại nút giao cho phù hợp với hiện trạng. 

Tuyến đường Vành đai 2 có tổng chiều dài tuyến L= 39 Km, mặt cắt ngang B=50 m-72,5 m. Hướng tuyến kép kín gồm: cầu Vĩnh Tuy - QL5 - Đường 5 kéo dài - Nhật Tân - Nội Bài - cầu Nhật Tân - Bưởi - Cầu Giấy - Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng - cầu Vĩnh Tuy. 

Hiện tại đoạn cầu Vĩnh Tuy - QL5 - Đường 5 kéo dài - Nhật Tân - Nội Bài - cầu Nhật Tân - Bưởi - Cầu Giấy đã cơ bản hình thành theo quy hoạch. 

Đoạn từ cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở đang được triển khai, dự kiến hoàn thành năm 2022. Dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đang được thi công.

Việc đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường nhằm khớp nối đồng bộ các trục đường của huyện Gia Lâm với các quận, huyện, cũng như các tỉnh lân cận là cần thiết; nhằm tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân, phát triển kinh tế xã hội địa phương. Thành phố giao UBND huyện Gia Lâm chủ trì phối hợp với huyện Đông Anh nghiên cứu để thống nhất đề xuất phương án đầu tư tuyến đường trên.

Gia Lâm: Sắp xây dựng ba cầu vượt, hoàn chỉnh tuyến Vành đai 2 qua địa bàn huyện - Ảnh 2.

Đường 40 từ Hà Huy Tập đến hết huyện Gia Lâm. (Ảnh: Hạ Vũ).

Ngoài ra, ba cầu vượt khác mức do UBND huyện Gia Lâm đề xuất đầu tư đều được xác định tại các đồ án quy hoach phân khu đô thị N9, NI 1 đã phê duyệt. Đây là các tuyến đường có mật độ giao thông cao, tiềm ẩn nguy cơ cao về mất an toàn giao thông. 

Việc UBND huyện Gia Lâm đề xuất đầu tư ba cầu vượt tại nút giao đường Ngô Xuân Quảng với QL5, nút giao QL5 với đường Đông Dư - Dương Xá, nút giao đường Yên Viên - Đình Xuyên - Phù Đổng đến hết địa bàn huyện Gia Lâm với đường Hà Huy Tập là cần thiết. 

Theo phân cấp tại Quyết định số 41 ngày 23/9/2016 của UBND TP Hà Nội, việc đầu tư các công trình cầu trên thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách thành phố. 

Như vậy, hiện nay còn lại đoạn tuyến từ cầu Vĩnh Tuy đến đường Hoàng Sa (QL5 cũ) và đoạn đường Láng từ Cầu Giấy đến Ngã Tư Sở chưa được đầu tư mở rộng theo quy hoạch (B=60 m). Các đoạn tuyến này sẽ được thành phố cân đối nguồn lực để triển khai khớp nối đồng bộ đường các giai đoạn tiếp theo.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.