Giá thuê mặt bằng bán lẻ gần ga Cát Linh - Hà Đông tăng 10% sau một quý

Trong quý vừa qua, giá thuê gộp tầng trệt đạt 949.000 đồng/m2 mỗi tháng, giảm 3% so với quý trước nhưng tăng 1% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, giá thuê của các dự án nằm gần ga đường sắt đô thị 2A Cát Linh – Hà Đông đã tăng tới 10% so với hồi quý I.

Ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam trình bày về thị trường mặt bằng bán lẻ. (Ảnh: Kiều Anh).

Trong 6 tháng đầu năm, kinh tế Hà Nội tăng trưởng 7,8%, tăng 29% theo năm và cao hơn mức tăng 7,2% của 6 tháng đầu năm 2019 (thời điểm trước dịch Covid-19). Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 336 nghìn tỷ đồng, tăng 16,5% theo năm. Nhờ vậy, thị trường mặt bằng bán lẻ của thành phố có sự khôi phục tốt.

Báo cáo mới công bố của Savills cho thấy, sau khi trung tâm mua sắm Vincom Mega Mall Smart City và hai khối đế bán lẻ khu vực ngoài trung tâm đi vào hoạt động, tổng nguồn cung mặt bằng bán lẻ tại thị trường Hà Nội đã đạt 1,7 triệu m2, tăng 3% theo quý và 7% theo năm.

Kể từ năm 2020, không có trung tâm bách hóa mới gia nhập thị trường nhưng nguồn cung trung tâm mua sắm tăng khoảng 2%/năm. Khối đế bán lẻ có mức tăng trưởng cao nhất là 6%/năm.

Trong quý vừa qua, giá thuê gộp tầng trệt đạt 949.000 đồng/m2 mỗi tháng, giảm 3% so với quý trước nhưng tăng 1% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, giá thuê của các dự án nằm gần ga đường sắt đô thị 2A Cát Linh – Hà Đông đã tăng tới 10% so với hồi quý I.

Công suất thuê có xu hướng giảm, đạt 89%, thấp hơn quý trước 3%. Công suất thuê trung tâm mua sắm giảm nhiều nhất do cạnh tranh gay gắt, sự ra mắt của các dự án mới và việc nâng cấp của các dự án cũ.

Người tiêu dùng đang dần quay trở lại với việc mua sắm tại cửa hàng. Theo Báo cáo Ảnh hưởng 2022 của Savills, ngành bán lẻ thực tế đang dần chuyển mình từ một nơi giao dịch thành một không gian trải nghiệm tập trung vào nghỉ ngơi, giải trí và xây dựng thương hiệu.

Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Cấp cao, bộ phận Cho thuê thương Mại, Savills Hà Nội cho biết, nguồn cầu phản ánh niềm tin của người tiêu dùng về thu nhập khả dụng. Nguồn cầu thuê mặt bằng bán lẻ đang tập trung chủ yếu vào siêu thị, cửa hàng tiện lợi, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các cửa hàng ăn uống. Trong khi đó, thời trang, mỹ phẩm có dấu hiệu chậm lại về nhu cầu mở rộng.

Trong 6 tháng cuối năm, 107.617 m2 mặt bằng bán lẻ từ 10 dự án sẽ gia nhập thị trường. Trong đó, khu vực nội thành có 4 dự án, theo sau là khu vực phía tây với ba dự án. Đến cuối năm 2022, khối đế bán lẻ sẽ chiếm 69% tổng nguồn cung tương lai, trung tâm mua sắm chiếm 31%.

Nhận định về thị trường tương lai, ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam cho rằng mảng bán lẻ có triển vọng tốt với nhiều đại đô thị lớn được hình thành. Trong khi các trung tâm thương mại trong trung tâm không còn nhiều không gian, thị trường có xu hướng dịch chuyển ra khu vực ngoài trung tâm.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.