Giá vàng hôm nay 15/11: Tăng từ 100.000 đồng/lượng đến 200.000 đồng/lượng

Giá vàng trong nước tăng không quá 200.000 đồng/lượng. Trên thị trường thế giới, giá vàng giảm do chịu áp lực của đồng USD vững chắc hơn, sau khi ông Christopher Waller, Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cảnh báo các thị trường rằng ngân hàng trung ương đang không giảm nhẹ cuộc chiến chống lạm phát.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h45 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 16/11

Khảo sát vào lúc 8h45, giá vàng hôm nay ngày 15/11 tăng không quá 200.000 đồng/lượng tại một vài hệ thống cửa hàng.

Theo đó, giá vàng SJC tăng 200.000 đồng/lượng cho cả hai chiều giao dịch tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội và Sài Gòn.

Giá mua và giá bán cùng tăng 100.00 đồng/lượng tại Tập đoàn Doji.

Doanh nghiệp Phú Quý điều chỉnh tăng 100.000 đồng/lượng cho chiều mua và tăng 150.000 đồng/lượng cho chiều bán. 

Trong khi đó, giá vàng đứng yên tại hệ thống PNJ cho cả hai chiều mua - bán.

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 66,7 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 67,72 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay tăng. Cụ thể, giá vàng 24K tăng 100.000 đồng/lượng, vàng tây 18K tăng 80.000 đồng/lượng và vàng 14K tăng 60.000 đồng/lượng cho cả hai chiều mua vào và bán ra so với cuối phiên giao dịch ngày hôm qua.

Giá vàng SJC

Ngày 15/11/2022

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

66,70

67,72

+200

+200

SJC chi nhánh Sài Gòn

66,70

67,70

+200

+200

Tập đoàn Doji

66,50

67,50

+100

+100

Tập đoàn Phú Quý

66,60

67,60

+100

+150

PNJ chi nhánh Hà Nội

66,50

67,50

-

-

PNJ chi nhánh Sài Gòn

66,50

67,50

-

-

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

53,55

54,35

+100

+100

75% (vàng 18K)

38,92

40,92

+80

+80

58,3% (vàng 14K)

29,84

31,84

+60

+60

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h45. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

 Ảnh minh họa: Thanh Hạ.

Giá vàng thế giới tiếp đà giảm

Gia vàng giảm 1% vào hôm thứ Hai (14/11) do chịu áp lực của đồng USD vững chắc hơn, sau khi ông Christopher Waller, Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cảnh báo các thị trường rằng ngân hàng trung ương đang không giảm nhẹ cuộc chiến chống lạm phát.

Trong phiên giao dịch sáng ngày 15/11, giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 1.769 USD/ounce vào lúc 9h10 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 12/2022 cũng giảm 0,22% xuống 1.773 USD/ounce.

Bullion đã báo cáo mức tăng hàng tuần tốt nhất kể từ tháng 3/2020 vào tuần trước với hy vọng tăng lãi suất chậm hơn sau khi dữ liệu cho thấy áp lực giá hạ nhiệt ở Mỹ.

Ông Giovanni Staunovo, Nhà phân tích của UBS cho biết: "Kỳ vọng giá vàng sẽ giảm vào cuối năm, với các quan chức Fed nhắc lại rằng cần phải tăng lãi suất thêm nữa để kiểm soát lạm phát và một lần nuốt chửng (CPI giảm) sẽ không tạo nên mùa hè (kết thúc đợt tăng của Fed)".

Ông Staunovo nói thêm: “Điều này có thể sẽ hỗ trợ đồng USD và là một cơn gió ngược cho vàng. Và nếu những yếu tố này thành hiện thực, tôi hy vọng các kim loại quý khác cũng sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian tới”.

Giá bạc giao ngay đã rút khỏi mức đỉnh 5 tháng và giảm 0,9% xuống 21,48 USD/ounce trong ngày. Giá bạch kim giảm 2,2% xuống 1.006 USD/ounce và giá palladium giảm 1,4% xuống 2.011 USD/ounce, theo Reuters.

Chỉ số USD index tăng 0,6%, khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với những người mua hiện đang nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Vào hôm 13/11, ông Waller cho biết, Fed có thể xem xét làm chậm tốc độ tăng lãi suất trong cuộc họp tiếp theo nhưng điều đó không nên được coi là "làm dịu" cuộc chiến chống lạm phát của họ.

Trong khi vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát, tỷ giá tăng có xu hướng làm giảm sức hấp dẫn của vàng không sinh lời.

Ông Rupert Rowling, Nhà phân tích của Kinesis Money cho biết: “Giá hiện tại của vàng có vẻ cao nguy hiểm và chỉ cần một chút thay đổi trong tâm lý là giá sẽ nhanh chóng quay trở lại mốc 1.700 USD/ounce”.

Trong khi đó, ông Fabio Panetta, thành viên hội đồng quản trị của Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết, họ phải tiếp tục tăng lãi suất nhưng cần tránh thắt chặt quá mức vì điều đó có thể phá hủy năng lực sản xuất và làm suy thoái kinh tế sâu sắc hơn.

chọn
Hai luật lớn về bất động sản có thể hiệu lực sớm từ 1/7
Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo nghị quyết cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực sớm nửa năm.