Giá vàng hôm nay 27/6: Biến động liên tục trong tuần qua

Tuần qua từ 21/6 - 26/6, giá vàng trong nước tăng giảm liên tục. Trên thị trường thế giới, giá vàng cũng đã có một tuần đầy biến động vì lo ngại lạm phát.

Diễn biến giá vàng trong nước 7 ngày qua

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 28/6

Trong tuần qua, giá vàng trong nước biến động liên tục. Giá giao dịch dao động quanh mốc 57 triệu đồng/lượng.

Trong phiên giao dịch đầu tuần sáng thứ Hai ngày 21/6, giá vàng điều chỉnh từ 50.000 - 170.000 đồng/lượng tại các hệ thống kinh doanh. Cụ thể, giá vàng SJC được hệ thống PNJ niêm yết tăng 100.000 đồng/lượng cho cả hai chiều mua bán.

Vào sáng ngày 22/6, giá vàng tiếp tục tăng và điều chỉnh trái chiều ngay sau đó trong phiên giao dịch ngày 23/6.

Vàng miếng SJC tiếp tục biến động trái chiều trong phiên giao dịch hôm thứ Năm (24/6). Đến phiên giao dịch ngày 25/6, giá vàng giảm trở lại từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

Trong phiên giao dịch ngày thứ Bảy (26/6), giá vàng tăng trở lại, mức tăng trong khoảng 20.000 đồng/lượng đến 70.000 đồng/lượng cho cả hai chiều giao dịch.

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 56,58 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 57,12 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác điều chỉnh giảm trong hôm nay. Cụ thể, giá vàng 24K giảm 50.000 đồng/lượng, vàng tây 18K giảm 40.000 đồng/lượng và vàng 14K giảm 30.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua bán.

Giá vàng hôm nay 27/6: Biến động liên tục trong tuần qua - Ảnh 1.

Biến động giá vàng SJC trong tuần qua. Đơn vị: 1.000 đồng/lượng. Nguồn: Doji.vn

Giá vàng thế giới trong 7 ngày qua

Giá vàng tăng giảm trái chiều trong phiên giao dịch đầu tuần sau khi giảm đến 5% vào tuần trước vì đồng USD tăng sau khi kết thúc cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

Những động thái của FED đã được dự đoán trước nhưng vẫn gây ra nỗi sợ hãi vượt qua mức cần thiết, theo Investing

Thị trường chứng khoán toàn cầu biến động trái chiều qua đêm, cổ phiếu châu Á chủ yếu giảm và cổ phiếu châu Âu chủ yếu tăng cao hơn. Các chỉ số chứng khoán của Mỹ đang hướng gần đến mức mở cửa cao hơn khi phiên giao dịch ngày ở New York bắt đầu, sau khi trải qua một thời gian khó khăn vào tuần trước.

Vào hôm thứ Ba (22/6), Hiệp hội Môi giới Quốc gia (NAR) cho biết, doanh số bán nhà hiện tại đã giảm 0,9% trong tháng 5 xuống còn 5,8 triệu căn, so với tỷ lệ hàng năm của tháng 4 là 5,85 triệu căn.

Từng là trụ cột chính hỗ trợ cho nền kinh tế Mỹ, lĩnh vực nhà ở tiếp tục mất đà khi có ít nhà mới được bán trong tháng 5.

Đây là tháng thứ hai liên tiếp doanh số bán nhà mới ở mức thấp hơn so với dự kiến. Doanh số bán nhà mới được tính khi ký hợp đồng, khiến chúng trở thành một chỉ số thị trường nhà ở hàng đầu.

Vào hôm thứ Năm (24/6), cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) về chính sách tiền tệ không có thay đổi nào. Tuy nhiên, việc lạm phát ở Anh tăng cao hơn mục tiêu của BOE đã làm gia tăng suy đoán về thời điểm thắt chặt trong tương lai. 

Báo cáo thu nhập cá nhân và chi tiêu của Mỹ cho tháng 5 được nhấn mạnh vào sáng thứ Sáu (25/6), giảm 2,7% so với hồi tháng 4. Các chỉ số giá (PCE) sẽ được Cục Dự trữ Liên bang (FED) theo dõi chặt chẽ về tác động lạm phát của chúng. PCE dự kiến sẽ tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái so với mức tăng 3,1% vào hồi tháng 4.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.