Giá vàng hôm nay 4/7: Tăng giảm trái chiều 50.000 - 100.000 đồng/lượng trong phiên đầu tuần

Giá vàng trong nước biến động trái chiều theo xu hướng thế giới vì lo ngại rằng các ngân hàng trung ương lớn sẽ tăng lãi suất cao hơn, trong khi một quốc gia khác đưa ra lệnh cấm nhập khẩu vàng từ Nga.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h40 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 5/7

Giá vàng hôm nay tăng không quá 100.000 đồng/lượng trong phiên giao dịch đầu tuần sáng ngày 4/7.

Tại thời điểm khảo sát, giá vàng SJC tăng 50.000 đồng/lượng cho cả hai chiều giao dịch tại Tập đoàn Doji và doanh nghiệp Phú Quý. 

Hệ thống PNJ niêm yết vàng SJC đi ngang (mua vào) và tăng 100.000 đồng/lượng (bán ra).

Cùng thời điểm khảo sát, giá vàng đi ngang cho cả hai chiều giao dịch tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn.

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 68,20 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 68,82 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay giảm. Cụ thể, giá vàng 24K giảm 100.000 đồng/lượng, vàng tây 18K giảm 70.000 đồng/lượng và vàng 14K giảm 60.000 đồng/lượng cho cả hai chiều mua - bán.

Giá vàng SJC

Ngày 4/7/2022

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

68,20

68,82

-

-

SJC chi nhánh Sài Gòn

68,20

68,80

-

-

Tập đoàn Doji

68,15

68,75

+50

+50

Tập đoàn Phú Quý

68,20

68,80

+50

+50

PNJ chi nhánh Hà Nội

68,10

68,80

-

+100

PNJ chi nhánh Sài Gòn

68,10

68,80

-

+100

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

53,00

53,70

-100

-100

75% (vàng 18K)

38,43

40,43

-70

-70

58,3% (vàng 14K)

29,46

31,46

-60

-60

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h40. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

 Ảnh: Thanh Hạ

Giá vàng thế giới biến động trái chiều

Mở đầu phiên giao dịch ngày 4/7, giá vàng giao ngay giảm 0,22% xuống mức 1.809 USD/ounce, vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam) theo Kitco. Trong khi giá vàng giao tháng 8/2022 tăng 0,52% lên mức 1.820 USD/ounce.

Giá vàng tăng giảm trái chiều trong phiên giao dịch sáng hôm thứ Hai (4/7) vì lo ngại rằng các ngân hàng trung ương lớn sẽ tăng lãi suất cao hơn, trong khi một quốc gia khác đưa ra lệnh cấm nhập khẩu vàng từ Nga. 

Vào hôm 3/7, Thủ tướng Australia Anthony Albanese cho biết, quốc gia này sẽ cấm nhập khẩu vàng từ Nga, một bước đi nhằm ngăn chặn nguồn thu tài trợ cho cuộc chiến của Nga với Ukraine. Vàng là mặt hàng xuất khẩu mang về nguồn thu lớn thứ hai cho Nga, chỉ sau năng lượng. 

Trước đó, một số quốc gia nằm trong nhóm G7 gồm Anh, Canada, Mỹ và Nhật Bản đã công bố lệnh cấm nhập khẩu vàng từ Nga. Tuy nhiên các chuyên gia nhận định rằng, quyết định này không tác động mấy tới thị trường vàng thế giới. 

Hồi tháng 3/2022, sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ, Hiệp hội Thị trường vàng London (LBMA) đã loại bỏ các nhà máy tinh chế vàng của Nga ra khỏi danh sách giao hàng. Tại thời điểm đó, cơ quan này cũng thừa nhận rằng, lệnh cấm không ảnh hưởng đến thị trường vàng toàn cầu, vì sản lượng vàng từ Nga chủ yếu là ở trong nước. 

Vàng tiếp tục đi xuống vào tuần trước sau khi giảm 0,6% và 1,9% trong hai tuần trước đó. Chỉ tính riêng tháng 6/2022, giá vàng đã mất hơn 2%. 

Lập trường bảo thủ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đối với các chính sách tiền tệ không phải là yếu tố tiêu cực duy nhất đối với kim loại quý, mà cả chính sách thuế của Ấn Độ. 

Giá giảm xuống mức thấp nhất gần 7 tháng trong phiên giao dịch cuối tuần trước, sau khi chính quyền New Delhi tăng thuế nhập khẩu đối với vàng để hỗ trợ thương mại, theo Reuters. 

Ông Ajay Kedia, Giám đốc của Kedia Commodity ở Mumbai cho biết, động thái này sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến nhu cầu, mặc dù quý III thường ghi nhận ​​lượng mua vật chất mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều lễ hội diễn ra.

Về xu hướng biến động giá, theo ông Sunil Kumar Dixit, Chiến lược gia kỹ thuật tại starting.com, một động thái tăng giá nữa có thể dẫn đến sự bứt phá bền vững trên 1.815 USD/ounce, kéo dài sự phục hồi của vàng lên mức trung bình hàng ngày là 1.832 USD/ounce và đường trung bình động trong 200 ngày là 1.846 USD/ounce, cũng như đường trung bình động trong 50 ngày là 1.850 USD/ounce.

Tuy nhiên, nếu vàng không thể vượt qua 1.846 - 1.850 USD/ounce, nó có thể kích hoạt sự sụt giảm nhanh chóng về mức 1.815 - 1.800 - 1.780 USD/ounce, ông Dixit nói thêm.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.