Giá vàng hôm nay 6/3: Vượt ngưỡng 68,5 triệu đồng/lượng trong tuần qua

Tuần qua từ 28/2-5/3, giá vàng trong nước đã ghi nhận một tuần tăng mạnh. Trên thị trường thế giới, giá vàng cũng tăng giảm liên tục trước căng thẳng giữa Nga và Ukraine.

Diễn biến giá vàng trong nước 7 ngày qua

Trong tuần qua, giá vàng trong nước liên tục biến động. Mức điều chỉnh từ 50.000 đồng/lượng đến 1 triệu đồng/lượng.

Trong phiên giao dịch đầu tuần sáng thứ Hai ngày 28/2, giá vàng chủ yếu điều chỉnh tăng. Cụ thể, hệ thống PNJ tăng cao nhất 300.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán.

Vào sáng ngày 1/3, giá vàng SJC tiếp tục tăng không quá 100.000 tại một số hệ thống kinh doanh trên cả nước. Trong phiên giao dịch ngày 2/3, giá vàng tiếp đà tăng từ 200.000 đồng/lượng đến 400.000 đồng/lượng.

Vàng miếng SJC điều chỉnh trái chiều không quá 1 triệu đồng/lượng trong phiên giao dịch hôm thứ Năm (3/3). Đến phiên giao dịch ngày 4/3, giá vàng lấy lại đà tăng từ 200.000 - 450.000 đồng/lượng.

Trong phiên giao dịch ngày thứ Bảy (5/3), thị trường bật tăng không quá 700.000 đồng/lượng. Trong đó, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn và hệ thống PNJ điều chỉnh tăng 300.000 đồng/lượng (mua vào) và tăng 700.000 đồng/lượng (bán ra). 

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 67,25 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 68,50 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay, giá vàng 24K, vàng tây 18K và vàng 14K đi ngang cho cả hai chiều mua và bán.

Giá vàng hôm nay 6/3: Vượt ngưỡng 68,5 triệu đồng/lượng trong tuần qua - Ảnh 1.

Biến động giá vàng SJC trong tuần qua. Đơn vị: 1.000 đồng/lượng. Nguồn: Doji.vn

Giá vàng thế giới trong 7 ngày qua

Giá vàng đã tăng trở lại trên 1.900 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (28/2), sau khi việc phương Tây áp thêm lệnh trừng phạt đối với Nga làm dấy lên lo ngại về gián đoạn nguồn cung và thúc đẩy giới đầu tư tìm đến tài sản an toàn như vàng. Đầu phiên có thời điểm giá tăng tới 2,2%.

Vàng, thường được coi là nơi lưu trữ giá trị trong thời điểm bất ổn chính trị và tài chính, đã tăng khoảng 6,5% trong tháng 2/2022. Kim loại quý đã lên mức cao nhất trong 18 tháng là 1.973 USD vào tuần trước.

Vào hôm thứ Ba (1/3), giá vàng đã tăng vọt 1,8% vì căng thẳng địa chính trị leo thang thúc đẩy nhà đầu tư tìm tới các tài sản an toàn. 

Giá vàng đã giảm 1,1% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (2/3) vì khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư phục hồi và lợi suất trái phiếu tăng cao.

Ông David Meger, giám đốc phòng giao dịch kim loại tại High Ridge Futures, cho biết thị trường đang ghi nhận sự sụt giảm mang động cơ kỹ thuật vì nhu cầu trú ẩn an toàn suy yếu. Thị trường chứng khoán khá ổn định. 

Giá vàng đã tăng trở lại trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (3/3), vì cuộc khủng hoảng tại Ukraine và lạm phát leo thang thúc đẩy nhu cầu đối với kim loại quý.

Nhà phân tích Suki Cooper của Standard Chartered viết trong một ghi chú rằng vàng chủ yếu được giao dịch nhờ những diễn biến của cuộc khủng hoảng Ukraine - Nga, nhưng cũng đã bắt đầu nhen nhóm lại mối quan hệ của nó với lợi suất thực tế trước cuộc họp của Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào tháng 3.

Giá vàng thế giới tăng vọt 1,6% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (4/3) vì căng thẳng tại Ukraine thúc đẩy giới đầu tư đổ xô vào tài sản an toàn là vàng. 

Ông Ole Hansen, Nhà phân tích của Saxo Bank cho biết, cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine sẽ tiếp tục hỗ trợ triển vọng giá vàng tăng cao.

Vàng, được coi là một kho lưu trữ giá trị an toàn trong thời kỳ bất ổn như vậy, phần lớn đã bỏ qua mức tăng 1% của đồng USD, một nơi trú ẩn an toàn thay thế và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất vào cuối tháng này.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.