Phim Việt hóa chiếm thị phần lớn ở địa hạt truyền hình và chiếu rạp
Vài năm trở lại đây, dòng phim Việt hóa được các hãng phim tư nhân mua bản quyền và làm lại rầm rộ. "Cô gái xấu xí", "Ngôi nhà hạnh phúc" và hiện tại là "Người phán xử" là những bộ phim được mua kịch bản ngoại và làm lại. Những bộ phim này khi lên sóng đã gây được tiếng vang lớn với công chúng yêu phim truyền hình, khác hẳn với sự thờ ơ của công chúng với những bộ phim 100% mác “phim nội”. Thậm chí bộ phim “Sống chung với mẹ chồng” gây được tiếng vang với khán giả cũng là một bộ phim có yếu tố ngoại khi kịch bản kịch bản "Sống chung với mẹ chồng" được dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Trung Quốc Phù Thủy Dưới Đáy Biển (tên thật là Giả Hiểu).
"Em là bà nội của anh" là một bộ phim Việt hóa thành công. |
Ở lĩnh vực phim chiếu rạp, hàng loạt những bộ phim ra rạp gần gây cho thấy sức công phá mạnh mẽ từ những bộ phim Việt hóa này với công chúng. “Em là bà nội của anh” với doanh thu trong mơ – hơn 100 tỉ đồng, “Bạn gái tôi là sếp” cũng gây được tò mò với công chúng với phiên bản gốc từ Hàn Quốc rất xuất sắc. Mới đây nhất là bộ phim “Sắc đẹp ngàn cân” đã ra rạp và nhận được phản hồi tích cực từ khán giả.
Phim nội lép vế cả trên sóng truyền hình lẫn chiếu rạp
Phim "Thảm đỏ", "Những người nhiều chuyện" đang được trình chiếu trên VTV1 nhưng không tạo được sức hút với khán giả. Những yếu tố gây ra sự nhàm chán của dòng phim nội đã được lôi ra mổ xẻ từ rất lâu nhưng vẫn nguyên bệnh cũ: Kịch bản nhạt nhẽo, diễn xuất đơ, quay phim dở, và bối cảnh xấu.
"Em chưa 18" là một bộ phim thuần Việt hợp thị hiếu khán giả trẻ. |
Ở thị phần phim chiếu rạp thì dòng phim thuần Việt lại có 1 cú đột phá với “Em chưa 18”, “Cô gái đến từ hôm qua”… nhưng đó không phải là dấu hiệu để phim chiếu rạp thuần Việt có dấu hiệu khởi sắc. Những bộ phim ra rạp gần đây dù được PR tốt những vẫn chưa đạt được sức hút như kì vọng. Phim kinh dị “Oán”, “Đảo của dân ngụ cư”, “Lời nguyền gia tộc” hay “Tấm Cám” dù mang mác Việt 100% nhưng không thu hút được công chúng đến rạp, cho dù “Đảo của dân ngụ cư” liên tiếp đi tranh giải quốc tế.
Giải cho phim Việt hóa: bước tiến hay bước lùi của điện ảnh Việt?
Dòng phim làm lại lâu nay vẫn tồn tại và phát triển mạnh ở quốc tế. Những bộ phim như "The Ring" (Nhật), "The Shutter" (Thái Lan)… được Hollywood mua bản quyền và làm lại rất thành công.
Ở khu vực thì Hàn Quốc,Nhật Bản, Thái Lan và Trung Quốc là những quốc gia có nền công nghiệp điện ảnh, những bộ phim của các nước này thường xuyên được Việt Nam và các nước trong khu vực mua bản quyền để sản xuất cho hợp với thị hiếu của mỗi quốc gia.
"Vườn sao băng" là bộ phim được Hàn Quốc mua bản quyền từ Nhật Bản. |
Xét theo nghĩa tích cực thì việc BTC LHP Việt Nam đưa thêm giải thưởng cho dòng phim Việt hóa vào hạng mục trao giải là một sự ghi nhận cho những cố gắng của các nhà làm phim Việt hóa. Những hãng phim của nhà nước hay tư nhân cũng đều nhận ra thị phần màu mỡ của phim làm lại, cũng như thức thời trong việc chuyển mình để phù hợp với thị hiếu khán giả, khi nhu cầu giải trí của khán giả trong nước ngày càng khắt khe, khó tính.
Nhưng bên cạnh đó, giải thưởng cho phim Việt hóa tại một liên hoan phim tôn vinh các nhà làm phim Việt từ xưa đến nay đã cho thấy sự yếu kém của những bộ phim thuần Việt. Giải thưởng Bông sen vàng từ lâu đã “lệch chuẩn” so với gu thưởng thức phim ảnh của khán giả. Có những bộ phim được trao giải Bông sen vàng, Bông sen bạc nhưng khán giả lại thờ ơ, thậm chí… chưa xem. Nếu tiếp tục trao giải cho những bộ phim “vị nghệ thuật” được giới chuyên môn đánh giá cao nhưng khán giả không quan tâm thì sẽ dẫn đến hệ quả là giải thưởng trở nên lạc lõng, thiếu sức hút.
Bước tiến hay bước lùi với phim Việt khi LHP Việt Nam lại có giải cho dòng phim Việt hóa? Câu trả lời dành cho các nhà làm phim và khán giả có lẽ là phù hợp nhất.
Liên hoan phim Việt Nam là một liên hoan phim do Bộ Văn hóa - Thông tin và Cục Điện ảnh tổ chức. Đây là ngày hội của điện ảnh Việt Nam, nơi quy tụ của các nhà làm phim Việt Nam với nhiều giải thưởng được trao tặng. Ở liên hoan phim, còn có các hình thức tổ chức như hội thảo, chợ phim, dạ hội điện ảnh, các cuộc giao lưu giữa các nhà làm phim và khán giả. Những năm về sau, Liên hoan phim Việt Nam không chỉ trao giải cho điện ảnh mà cả những phim video. |
Phim Việt hóa lần đầu được chấp nhận tham gia liên hoan phim Nhiều phim Việt hóa được khán giả chấp nhận và thành công về mặt doanh thu. Tuy nhiên, thể loại phim này từ trước đến ... |
Trào lưu phim remake: Nên mừng hay nên lo? Thay vì tự sản xuất, các bộ phim được remake (làm lại) từ những bộ phim đình đám nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều ... |
Rộ trào lưu phim Việt hóa: Hết thời 'mì ăn liền' đến kỳ 'ăn xổi' Hàng loạt dự án phim Việt hóa liên tiếp được công bố. Chưa có bao giờ, phim Việt hóa lại phát triển mạnh mẽ... |
Phim Việt hóa gây sốt: Biên kịch Việt ở đâu? Sức nóng của hai bộ phim truyền hình “Sống chung với mẹ chồng” và “Người phán xử” khiến nhiều người tin tưởng vào một sự ... |
Cánh diều vàng 2016: Cuộc đua của những bộ phim kinh phí lớn Đến hẹn lại lên, Giải thưởng Cánh diều vàng hàng năm là dấu ấn tôn vinh những bộ phim xuất sắc của nền điện ảnh ... |
Cánh diều vàng 2017: Không chấp nhận phim Việt hoá Nếu để các phim Việt hóa tranh giải sẽ không cân sức không công bằng với những sản phẩm điện ảnh thuần Việt |
Vui buồn chuyện phim Việt lọt top 100 phim có doanh thu cao nhất tại Mỹ “Em là bà nội của anh” vừa được US Box Office Gross công bố xếp thứ 96 trong 100 phim nước ngoài có doanh thu ... |