Trào lưu phim remake: Nên mừng hay nên lo?

Thay vì tự sản xuất, các bộ phim được remake (làm lại) từ những bộ phim đình đám nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều trong làng điện ảnh như một trào lưu thịnh hành.
 
trao luu phim remake nen mung hay nen lo Thiếu biên kịch giỏi, phim Việt có bị thụt lùi?
trao luu phim remake nen mung hay nen lo Phim Việt 'đãi vàng trong cát' tìm biên kịch

Chỉ trong hai năm 2016 và 2017, vô số bộ phim đình đám Hàn Quốc được remake lại như: Em là bà nội của anh (Miss Granny), Yêu, Bạn gái tôi là sếp (ATM: Lỗi tình yêu), Sắc đẹp ngàn cân... ồ ạt ra mắt. Mặc dù dòng phim remake đã xuất hiện tại Việt Nam từ nhiều năm trước với các bộ phim: Ngôi nhà hạnh phúc (Full House), Cô gái xấu xí (Betty la Fea), Người mẫu... nhưng thời điểm đó vẫn chưa được khán giả đón nhận nhiều nên sớm thoái trào.

Tuy nhiên, khi điện ảnh đang trở thành một trong những lĩnh vực giải trí hàng đầu của khán giả hiện nay thì nó lại trở thành cơn sốt, miếng bánh béo bở của các nhà làm phim.

Cú hích bắt đầu từ sự thành công ngoài mong đợi của bộ phim Em là bà nội của anh, làm lại từ tác phẩm Hàn Quốc - Miss Granny. Doanh thu sau vài tháng ra rạp của phim là 102 tỉ đồng - con số đáng mơ ước với các nhà làm phim Việt và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ giới chuyên môn.

Từ đó, các bộ phim remake bắt đầu được trọng dụng và chen nhau ra rạp. Thậm chí một tuần có hai, ba bộ phim đụng mặt nhau.

Tuy nhiên, việc hàng loạt bộ phim remake xuất hiện cũng là dấu hiệu ngầm khẳng định, kịch bản phim Việt đang khan hiếm và thiếu sáng tạo, biên kịch ngại cầm bút.

trao luu phim remake nen mung hay nen lo
Thành công của Em là bà nội của anh đã mở đường cho trào lưu phim remake nở rộ. (Ảnh: ĐPCC)

Bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Giám đốc sản xuất Công ty Sena Film từng thừa nhận: “Chúng tôi chọn phương án remake những phim ăn khách của nước ngoài vì thiếu kịch bản hay. Chúng tôi bắt tay vào dự án ban đầu là phim remake nhưng trong quá trình Việt hóa đã thay đổi đến 90% kịch bản gốc và cuối cùng biến nó thành một kịch bản Việt".

Biên kịch Phạm Thùy Nhân cũng từng chia sẻ: "Đúng là khi nhà biên kịch được mời tham dự làm phim remake, công việc của họ rất nhàn nhã, chỉ thêm thắt đôi chút. Với kịch bản tự viết, nhà biên kịch phải vò đầu bứt tóc, đầu tư thời gian, công sức để khai phá và tạo nên tác phẩm. Phim chuyển thể từ tác phẩm văn học, sân khấu… cũng đòi hỏi sự sáng tạo cao nên nhà biên kịch thỏa sức thể hiện dấu ấn cá nhân. Riêng phim remake, bạn chỉ việc dựa vào đường dây của người ta, vào nhân vật của người ta".

Theo đạo diễn Việt Bảo, làm tác phẩm thuần Việt vẫn tốt hơn. Tuy nhiên, do biên kịch chuyên nghiệp hiếm mà tay ngang lại nhiều, kịch bản hay không đủ nhu cầu, đa số kịch bản có mô-típ cứ lặp đi lặp lại khiến khán giả ngán nên để tạo sự khác biệt, nhà sản xuất chọn lựa giải pháp Việt hóa, nỗ lực làm sao cho có chất của người Việt nhưng thường không dễ dàng.

Không những thế, khi bắt tay vào làm phim remake, các nhà sản xuất cũng giống như đang "chơi dao hai lưỡi". Diễn viên - nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh từng thừa nhận: "Kịch bản Việt hóa phải thuần Việt mới đủ sức chinh phục khán giả, không thể sao chép y hệt kịch bản nước ngoài vốn xa lạ với văn hóa Việt. Nếu không làm tốt được việc này, khả năng thất bại là rất cao".

Và bằng chứng rõ ràng có thể thấy, rất nhiều bộ phim remake đã đón nhận thất bại. Lối sống sai lầm, Ngôi nhà hạnh phúc, Đam mê nghiệt ngã... đều không tạo được dấu ấn so với bản gốc nên dễ bị quên lãng, kéo theo sự nguội lạnh của dòng phim truyền hình Việt hóa từ vài năm trước.

trao luu phim remake nen mung hay nen lo
Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng và diễn viên phim Ngôi nhà hạnh phúc (Full House). Dù được đánh giá tốt nhưng diễn xuất của dàn diễn viên chưa thật sự ấn tượng với khán giả. (Ảnh: ĐPCC)

Đến nay, các nhà sản xuất rẽ sang hướng mới, đưa phim remake vào rạp với thời lượng từ 90-100 phút, đủ để khán giả thưởng thức mới thu lại một số kết quả khả quan. Song, không phải bộ phim nào cũng thu về thành công lớn như Em là bà nội của anh.

Nói về dòng phim remake này, nhiều người vẫn cho rằng tại thị trường Hollywood, Thái Lan, Trung Quốc… vẫn mua lại bản quyền và làm lại những tác phẩm điện ảnh hay để phục vụ khán giả trong nước, thành công hay thất bại cũng không khác gì nhau. Ngay cả bộ phim xô đổ mọi kỉ lục phòng vé – Em chưa 18 của đạo diễn Lê Thanh Sơn và Charlie Nguyễn cũng được ba quốc gia Hàn Quốc - Ấn Độ - Trung Quốc mua lại để remake thì tại sao Việt Nam phải hạn chế nhập khẩu kịch bản?

Tuy nhiên, với một nền điện ảnh đang phát triển như Việt Nam thì việc hạn chế làm phim remake sẽ giúp ích rất nhiều cho sự tiến bộ trong tư duy sáng tạo của các nhà biên kịch. Cũng như giúp khán giả được xem phim thuần Việt nhiều hơn thay vì thưởng thức một bộ phim remake chỉ bởi tò mò đã được làm lại khác bản gốc họ từng xem ra sao.

Sắp tới đây, một số bộ phim remake tiếp tục được ra mắt: Mối tình đầu của tôi (She Was Pretty), Ngựa hoang (Sunny)… báo hiệu cho một năm nở rộ của trào lưu “làm lại” này. Đạo diễn, diễn viên, ê-kip và truyền thông ra sức quảng bá, hứa hẹn phim sẽ cực kì hấp dẫn không thua kém phiên bản gốc. Tuy nhiên, khán giả thì vẫn mong mỏi rằng, từ những kịch bản remake hay đó, các nhà biên kịch sẽ bị lửa nghề thúc giục và viết ra kịch bản mang dấu ấn của riêng mình.

trao luu phim remake nen mung hay nen lo Thiếu biên kịch giỏi, phim Việt có bị thụt lùi?

Lực lượng biên kịch ở nước ta đông đảo nhưng số lượng người được điểm mặt đặt tên lại không nhiều.

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.