Vui buồn chuyện phim Việt lọt top 100 phim có doanh thu cao nhất tại Mỹ

“Em là bà nội của anh” vừa được US Box Office Gross công bố xếp thứ 96 trong 100 phim nước ngoài có doanh thu tốt tại Mỹ, đứng trên cả Người dịch chuyển thời gian của Hàn Quốc và Thần kiếm của Hồng Kông. Xung quanh sự kiện này là những vấn đề cần suy ngẫm...

Theo boxofficemojo.com đưa tin thì bộ phim “Em là bà nội của anh” (Sweet 20) có doanh thu tại Mỹ được công bố là 71.000 USD. Kinh phí làm phim” Em là bà nội của anh” là 700.000 USD, thứ hạng trên cũng là khá ấn tượng nếu so sánh với hai phim "chiếu dưới" về doanh thu tại Mỹ là Người dịch chuyển thời gian có kinh phí thực hiện 5 triệu USD nhưng chỉ thu được 60.000 USD và Thần kiếm, tuy không công bố kinh phí nhưng theo một số nhà phát hành phim này thì kinh phí cũng không thể dưới kinh phí của Người dịch chuyển thời gian được, cũng chỉ thu về 70.000 USD.

vui buon chuyen phim viet lot top 100 phim co doanh thu cao nhat tai my
"Em là bà nội của anh" bất ngờ đạt doanh thu khủng ở trong nước và quốc tế (Ảnh: Cảnh trong phim)

Doanh thu đột biến của “Em là bà nội của anh” ở trong nước và thị trường quốc tế là một tin bất ngờ cho nền điện ảnh Việt. Kéo theo đó là những vấn đề buồn nhiều hơn vui...

Nỗi buồn thiếu biên kịch giỏi

Chuyện một bộ phim được Việt hóa thành công với doanh thu “khủng” và gây được thiện cảm của giới chuyên môn lẫn khán giả là một việc “xưa nay hiếm” ở làng phim Việt. Nhưng, buồn thay đó lại là một bộ phim được “Việt hóa” chứ không phải “made in Việt Nam 100%”.

Trước khi “Em là bà nội của anh” được mua lại kịch bản và làm lại ở Việt Nam thì đã có hàng loạt các phim trước đó được “Việt hóa” thành công như: Ngôi nhà hạnh phúc, Mùi ngò gai, Dù gió có thổi, Cô gái xấu xí... trào lưu làm lại những bộ phim ăn khách ở nước ngoài đã và đang là một xu thế của điện ảnh Việt, khi mà đội ngũ biên kịch ở Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của khán giả.

“Em là bà nội của anh” chỉ là một cái cớ để nói về câu chuyện buồn trong những năm gần lại đây của điện ảnh Việt. Hàng năm vẫn đều đặn những giải thưởng dành cho biên kịch xuất sắc nhất ở các hạng mục liên hoan phim như Cánh diều vàng hay Bông sen vàng, nhưng đa phần những biên kịch đạt giải vẫn không thể tạo được dấu ấn cá nhân trong việc sản xuất ra kịch bản phim chất lượng và đều tay. Ở nước ngoài, biên kịch là bảo chứng của một bộ phim hay hoặc ăn khách như: Vu Chính (Trung Quốc) hay Kim Eun Sook (Hàn Quốc)... ở Việt Nam, cụm từ quá xa lạ (và cũng khó có thể trở nên quen thuộc trong tương lai gần).

Khâu đào tạo có vấn đề?

Ở trường Sân khấu điện ảnh hàng năm vẫn tuyển sinh và đào tạo các lớp biên kịch. Đầu vào tuổi từ 18 trở lên, đa phần những sinh viên đi học đều ở độ tuổi này. 12 năm cắp sách, rồi thi vào đại học với chút năng khiếu học Văn, thiếu vốn sống trầm trọng (hoặc có vốn sống nhưng chỉ phù hợp với độ tuổi của những người trẻ). Điều này gây ra tình trạng đào tạo không tới, bởi nghề biên kịch cần rất nhiều vốn sống, chất “đời” và chất nghiền ngẫm nhân sinh quan sâu sắc, chứ không phải là những thứ giáo điều được nhồi nhét và học vẹt là có thể miêu tả đúng (chưa nói là hay) nhiều vấn đề trong cuộc sống.

vui buon chuyen phim viet lot top 100 phim co doanh thu cao nhat tai my
"Cô gái xấu xí" cũng là một bộ phim được "Việt hóa" thành công (Ảnh: Kiến Thức)

Một bộ phim hay là tổng hợp của rất nhiều yếu tố: Tiền kì – hậu kì, với một ekip chặt chẽ: Biên kịch – Đạo diễn – diễn viên. Thiếu hoặc làm không tốt ở một trong các khâu này thì dù cho các yếu tố còn lại có xuất sắc đến đâu cũng không thể có một bộ phim tốt. Nói vậy không có nghĩa là cứ có kịch bản hay thì phim sẽ hay, bởi còn liên quan đến yếu tố chỉ đạo và diễn xuất nhưng muốn có một bộ phim hay thì đầu tiên là phải có kịch bản... không được dở. Đây lại là điều mà hầu hết các phim Việt mắc phải.

Những câu thoại ngô nghê, tình huống đơn giản, phi lí, triết lí tầm phào... đã khiến phim Việt luôn “không có cửa” với khán giả nước nhà, cho dù họ luôn dành tình cảm cho phim Việt.

Trong khi vẫn còn loay hoay với “nạn” thiếu kịch bản hay trầm trọng thì các nhà sản xuất đành phải “Việt hóa” những đứa con mang yếu tố ngoại quốc về kinh doanh tại quê nhà. “Em là bà nội của anh” đã từng “công phá” các bảng xếp hạng phim tại Hàn Quốc vì kịch bản quá hay cùng diễn xuất tài tình của dàn diễn viên không phải sao hạng A của xứ Kim chi. Điều đó lại được lặp lại một lần nữa tại Việt Nam như một minh chứng của cho “nạn” khát kịch bản hay của các nhà làm phim Việt.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.