Giáo viên gợi ý 6 đề tham khảo giúp học sinh ôn thi cấp tốc môn Ngữ văn

Giáo viên Ngữ văn 9x Diệu Thu, Trường THPT Trần Quang Khải, Hà Nội, chia sẻ 6 đề giúp học sinh có thể tham khảo để ôn thi cấp tốc môn Ngữ văn.

6 đề tham khảo để ôn thi cấp tốc môn Ngữ văn

Kì thi THPT Quốc gia đang đến gần, luyện đề là một trong những yếu tố giúp học sinh tăng tốc về đích. Dưới đây, giáo viên Lê Trần Diệu Thu, Trường THPT Trần Quang Khải, người thường dạy văn bằng công thức chia sẻ 6 đề luyện Văn, chuyên đề Nghị luận văn học giúp học sinh có thể tham khảo để ôn luyện trong những tháng cấp tốc này.

Đề 1: Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm mùa đông khi cắt dây cởi trói cứu A Phủ. 

Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sức sống tiềm tàng của nhân vật này.

Đề 2. Trong bài thơ Sóng, tác giả Xuân Quỳnh đã thể hiện được một tình yêu mang tính chất truyền thống và hiện đại. 

Phân tích bài thơ Sóng của xuân Quỳnh, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

Đề 3: Trong tác phẩm kí Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khám phá vẻ đẹp của sông Hương qua bình diện văn hóa, thi ca và lịch sử.  

Phân tích vẻ đẹp của Sông Hương qua hai góc nhìn trên, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông này.

Đề 4: Trong tác phẩm Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã đặc tả sông Đà với đặc tính: Hung bạo, dữ dội và thơ mộng, trữ tình.

Phân tích vẻ đẹp của dòng sông Đà qua những đặc tả trên, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của dòng sông này.

Đề 5: Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng đã vẽ lên bức chân dung tượng đài của người lính Tây Tiến vừa hào hùng lại hào hoa. 

Phân tích khổ thơ thứ ba của bài thơ này để làm rõ điều đó.

Đề 6: Đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu vừa là một khúc hùng ca, vừa là một bản tình ca về về con người và kháng chiến Việt Bắc. 

Phân tích đoạn trích để làm rõ điều đó.

Giáo viên gợi ý 6 đề tham khảo giúp học sinh ôn thi cấp tốc môn Ngữ văn  - Ảnh 1.

Giáo viên Lê Trần Diệu Thu, Trường THPT Trần Quang Khải, Hà Nội. (Ảnh: NVCC)

Gợi ý đáp án đề số 1

Đề 1: Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật  Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm mùa đông khi cắt dây cởi trói cứu A Phủ. 

Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sức sống tiềm tàng của nhân vật này.

Gợi ý:

1) Mở bài:

- Dẫn dắt.

- Giới thiệu được yêu cầu của đề.

2) Thân bài:

* Luận điểm 1: Tổng quan kiến thức về tác giả, tác phẩm

a) Tác giả: Tô Hoài

- Tác giả lớn thành công ở nhiều thể loại.

- Số lượng tác phẩm đạt đến kỉ lục.

- Đi nhiều, vốn sống phong phú và có nhiều trang viết về nhiều dân tộc, đặc biệt là dân tộc vùng cao.

b) Tác phẩm:

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Năm 1952, sau chuyến đi thực tế kéo dài 8 tháng của nhà văn cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc.

- Nội dung chính:

+ Tái hiện cuộc sống tủi nhục của người dân lao động miền núi trước cách mạng.

+ Phản ánh sức sống cùng sự phản kháng mãnh liệt trong người nông dân lao động nghèo khổ.

* Luận điểm 2: Giải thích sức sống tiềm tàng

- Là sức mạnh ẩn giấu sâu trong con người và khi có yếu tố ngoại cảnh tác động sẽ giúp con người mạnh mẽ phản kháng lại hoàn cảnh.

- Sức sống tiềm tàng ở Mị chưa bao giờ tắt hẳn. Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm đông cởi dây trói cứu A Phủ là minh chứng cho sức sống tiềm tàng trong Mị.

* Luận điểm 3: Giới thiệu về nhân vật Mị

a) Sự xuất hiện của Mị: 

- Người con gái câm lặng như chìm vào thế giới đồ vật vô tri vô giác: "Cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi".

b) Vẻ đẹp, tài năng, phẩm chất:

- Nhan sắc rực rỡ làm bao chàng trai mê đắm ngày ngày thổi sáo đi theo Mị.

- Yêu lao động, yêu tự do, hết mực hiếu thảo với cha: "Nay con đã lớn làm nương trả nợ thay cha, cha đừng bán con cho nhà giàu".

- Thổi lá hay như thổi sáo.

- Người con gái mang phẩm chất tốt đẹp của những người lao động vùng núi Tây Bắc.

c) Số phận: Bất hạnh, khổ đau khi trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí.

- Là công cụ làm giàu cho nhà thống lí.

- Bị A Sử - người chồng trên danh nghĩa đánh đập, chịu đau khổ về thể xác.

- Tê liệt cả về nhận thức, ý thức: "Không biết ngày hay đêm", "Con rùa lầm lũi nuôi trong xó cửa".

* Luận điểm 4: Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân

a) Bức tranh mùa xuân tươi đẹp với màu sắc sặc sỡ, âm thanh náo nhiệt:

- Cảnh vật: Màu vàng ửng của cỏ gianh, màu đỏ của những chiếc váy hoa phơi trên mỏm đá xòe ra như những con bướm sặc sỡ, màu hồng chuyển sang tím của hoa thuốc phiện, tiếng trẻ con nô đùa, chiêng đánh ầm ĩ.

- Trong nhà mọi người uống rượu, nhảy đồng, hát.

- Ngoài đường ngập tràn âm thanh tiếng sáo bạn yêu. Tiếng sáo trở đi trở lại như một ám ảnh mời gọi, vương vấn, khơi gợi kí ức và khát vọng yêu, khát vọng sống bấy lâu bị vùi lấp trong Mị.

b) Diễn biến tâm trạng:

- Mị lén lấy rượu uống và "uống ực từng bát".

- Thấy lòng phơi phới trở lại khi nghe được âm thanh tiếng sáo.

- Nhận thức và ý thức được mình còn trẻ: "Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi".

- Khao khát muốn chết: "Nếu có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ chẳng buồn nhớ lại". Khao khát muốn chết ở Mị là biểu hiện cho sức sống tiềm tàng trong Mị. Mị dám chết tức là đã ý thức được cuộc sống và tình cảnh của bản thân nên cái chết chính là giải thoát của Mị.

- Nhờ có tiếng sáo mà Mị quên đi cái chết. Tiếng sáo giục giã Mị làm một loạt hành động: Xắn miếng mỡ để đèn sáng, lấy váy, quấn tóc để đi đến đêm tình mùa xuân.

- Bị A Sử bắt gặp, bị đánh, bị trói đứng nhưng lòng Mị, tâm hồn Mị vẫn mải mê với tiếng sáo "rập rờn". Mị trong trạng thái nửa tỉnh, nửa mơ.

- Chua xót nhận ra thực tế vì bị những sợi dây trói xiết vào đau đớn.

Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình màu xuân là sự tác động của cảnh vật, men rượu cùng âm thanh trở đi trở lại của tiếng sáo; Là dự báo một cơn phong ba sẽ tới. Người dân lao động nghèo khổ sẽ không mãi cúi đầu chấp nhận cuộc đời nô lệ. (Lưu ý về tác động và ảnh hưởng của tiếng sáo lặp đi lặp lại nhiều lần).

- Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế.

+ Giọng điệu trần thuật hòa cùng độc thoại nội tâm của nhân vật tạo nên ngôn ngữ nửa trực tiếp đặc sắc.

* Luận điểm 5: Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm đông cởi dây trói cứu A Phủ

a) Khái quát về tâm trạng Mị sau đêm tình màu xuân:

-Mị càng lầm lũi hơn trước.

+ Đêm đêm duy trì thói quen ngồi bên bếp lửa thổi lửa hơ tay (Thực: để sưởi ấm. Ẩn dụ : sưởi ấm và nuôi dưỡng ngọn lửa tâm hồn).

- Trước đêm đông cởi dây trói cứu A Phủ:

+ Mị lạnh lùng, vô cảm: "Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi".

+ Sự thờ ơ của Mị do cảnh tượng người làm bị trói trong nhà thống lí quá đỗi quen thuộc.

+ Tâm hồn Mị đã chai sạn, còn không cảm nhận được sự tồn tại của chính mình.

- Diễn biến tâm trạng Mị dẫn đến hành động cắt dây trói cứu A Phủ:

+ Nguyên nhân: Nhìn thấy giọt nước mắt chảy xuống hai hõm má xám đen lại của A Phủ.

+ Tâm trạng Mị:

+ Chạnh lòng nhớ lại tình cảnh của bản thân vào mùa xuân năm trước bị trói đứng như thế.

+ Liên tưởng đến nhiều người đàn ba khác bị trói.

+ Nhận ra "chúng nó thật độc ác" và Mị, A Phủ, những người đều là nạn nhân của cường quyền.

+ Xót thương cho A Phủ: "Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết rét, phải chết".

+ Thương người hơn thương thân: "Người kia việc gì phải chết", dẫn đến hành động sẵn sàng chết thay mà không hề sợ hãi.

- Hành động:

+ Cầm dao cắt dây trói cứu A Phủ

+ Thấy A Phủ quật sức vùng lên chạy, Mị "đứng lặng" trong bóng tối. Tâm trạng Mị giằng xé, xung đột.

+ Quyết liệt chạy theo A Phủ: "A Phủ cho tôi theo với".

Hành động cuả Mị là kết quả tất yếu cuả sức sống tiềm tàng và vươn lên mạnh mẽ trở thành sức mạnh vùng lên giải phóng; Khẳng định sức mạnh tự giải phóng của người lao động.

c) Nghệ thuật:

- Khắc họa tâm lí nhân vật, đi sâu khám phá đời sống nội tâm của nhân vật.

* Luận điểm 6: Đánh giá về nghệ thuật, nội dung, tư tưởng

- Với bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng Mị gắn với sức sống tiềm tàng mạnh mẽ trong đêm tình mùa xuân và đêm đông.

- Cuộc đời cùng hành động của Mị là điển hình cho người dân lao động miền núi dưới ách thống trị của thế lực phong kiến và thực dân.

- Sức sống tiềm tàng của Mị là kết quả tất yếu của hành động tự giải phóng và còn minh chứng cho cái nhìn nhân đạo của nhà văn Tô Hoài.

3) Kết bài:

- Kết thúc vấn đề nghị luận.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.