Lỗi thứ 1: Quá chú trọng làm các bài tập mà bỏ qua phần lí thuyết
Trong đề thi THPT quốc gia, các câu lí thuyết thuần túy và các câu dưới dạng bài tập lí thuyết chiếm 20-25% số điểm, trong số đó có nhiều câu quen thuộc hoặc dễ nhớ thì các em có thể xử lí tốt nhưng còn lại một số câu lí thuyết thuần túy nếu ko học thuộc hoặc không lắm bản chất sẽ dẫn đến lựa chọn sai đáp án.
VD: Lí thuyết phần Động cơ điện, Điện - Từ trường, các loại quang phổ, các loại tia….
Cách khắc phục: Để ẵm trọn điểm thi của phần lí thuyết thì mấy ngày trước khi thi chúng ta nên rà soát lại một chút lí thuyết, tự vạch ra các ý chính sau đó đối chiếu lại với SGK nếu thiếu ý nào chúng ta bổ sung dần (nên làm đi làm lại trong ngày để rèn tính phản xạ).
Lỗi thứ 2: Điền thiếu thông tin các nhân hoặc mã đề thi
Vấn đề này thường xảy ra khi các em nhận được đề thi, với tâm lí tận dụng thời gian nên các em thường làm bài ngay sau khi nhận đề mà quên điền các thông tin như mã đề vào phiếu tô đáp án điều này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến điểm số.
Cách khắc phục: Để khắc phục tình trạng này thì các em nên điền đẩy đủ thông tin vào phiếu khi nhận được phiếu thông tin (phiếu tô đáp án), khi nhận được đề chúng ta không nên vội làm ngay mà điền mã đề và tô mã đề vào phiếu.
Thầy Nguyễn Ngọc Hưng chỉ ra những lỗi thường gặp khi làm bài thi trắc nghiệm môn Vật lí kì thi THPT quốc gia. (Ảnh: NVCC)
Lỗi thứ 3: Bỏ trống không khoanh đáp án
Khi làm bài thi trắc nghiệm chúng ta thường gặp các câu lí thuyết mà em còn phân vân hoặc gặp các bải toán mà chưa tìm được hướng giải quyết thì thường bỏ qua để làm câu khác là một giải pháp rất hợp lí, nhưng nếu các câu đó mà gần nhau thì sẽ dễ gây ra tình trạng tô nhầm ô.
Cách khắc phục: Khi làm bài nếu câu nào còn phân vân các em hãy lựa chọn cho mình một phương án rôi tô vào phiếu kèm theo đánh chú ý ở đề thi để khi có thời gian chúng ta sẽ soát lại còn không kịp thì đó cũng là một cơ hội để nâng cao điểm số.
Lỗi thứ 4: Không đọc kĩ đề bài hoặc mất nhiều thời gian cho đọc đề bài
Khi đọc đề nhiều em đọc rất tỉ mỉ đề bài hoặc đọc qua loa dẫn đến chọn sai đáp án hoặc sai hướng giải quyết bài toán dẫn đến mất rất nhiều thời gian và mất điểm số.
Cách khắc phục: Khi đọc bài các em nên đọc thật nhanh bằng mắt (đọc trong vô thức) Nhưng chú ý gạch chân các dữ kiện bài toán và đọc kĩ câu hỏi.
Lỗi thứ 5: Không kiểm soát được thời gian
Đây là một lỗi khá cơ bản mà các em thường mắc phải khi làm đề ví dụ như tập trung quá nhiều thời gian cho một câu hỏi mà chưa nhìn thấy hướng đi hoặc là giành 10 – 15 phút sau cùng để tô đáp án, điều này các em không nên làm. Vì như vậy sẽ không có thời gian để giải quyết các câu khác biết đâu các câu đó lại trong tầm tay của mình và tô trong thời gian cuối của khung giờ thưỡng sẽ dẫn đến tô nhầm đáp án.
Cách khắc phục: Khi thi các em cần phân bổ thời gian hợp lí, tránh dồn nhiều thời gian cho một câu nếu đọc đề mà không tìm được phương án thì hay lựa chọn cho mình một đáp án rồi đánh chú ý ở đầu câu. Làm được câu nào nên tô luôn vào phiếu để chắc và tránh tô nhầm.
Lỗi thứ 6: Không có chiến thuật thi cử hợp lí
Bước vào kì thi đánh dấu ngã rẽ của cuộc đời nên ai cũng muốn mình đạt điểm cao và cố gắng để hoàn thiện đề thi nhưng các em thường không lượng được sức học của bản thân nên cứ làm tràn lan, thậm chí giành cả thời gian để đọc và suy nghĩ các câu vượt quá sức học của bản thân dẫn đến lãng phí thời gian.
Cách khắc phục: Khi làm đề các em nên tập trung giải quyết hết các câu trong phổ điểm mà mình đặt ra, chú ý làm thật kĩ tránh để rơi điểm câu nào. Sau khi hoàn tất các câu trong phổ điểm, các em hãy giành thời gian cho câu khác hoặc sử dụng yếu tố may mắn của bản thân.
Không đổi đơn vị
Như các em đã biết Vật lí có sự khác biệt so với Toán học, nếu Toán học chỉ liên quan đên các con số và các phép toán thì trong Vật lí ngoài các con số và phép toán còn có đơn vị. Cho nên khi không đổi đơn vị mà cứ thay con số vào các phép toán sẽ cho kết quả sai.
Cách khắc phục: Giành một chút thời gian để hệ thống lại các đơn vị chuẩn đi kèm theo công thức.
Nhầm lẫn các công thức
- Trong chương dao động cơ: Các em thường tư duy ẩu dẫn đến nhần lẫn về bản chất chu kì của hai con lắc (con lắc lò xo và con lắc đơn) phụ thuộc vào yếu tố nào.
- Trong chương sóng cơ: Các em cần chú ý một số vấn đề sau
+ Các công thức để tính số cực đại, cực tiểu trong các trường hợp lệch pha của hai nguồn
+ Công thức tính độ lệch pha của sóng đơn và giao thoa sóng
+ Công thức tính biên độ của sóng dừng và đặc điểm của sóng dừng các em cần hết sức lưu ý.
+ Nắm chắc các công thức cường độ âm, mức cường độ âm và phân biệt giữa đặc trưng sinh lí với đặc trưng vật lí của âm.
- Trong chương điện xoay chiều: Phần cực trị điện xoay chiều là phần kiếm điểm cao trong đề thi, trong phần này chứa rất nhiều công thức nên nếu các em không chủ động biến đổi sẽ dẫn đến học thuộc thụ động và nhớ nhầm công thức.
- Trong chương giao thoa ánh sáng: Rất nhiều bạn thường mắc lỗi chọn k( số thứ tự của vân sáng, tối trên trường giao thoa)
- Trong Vật lí hạt nhân: Chú ý phân biệt công thứ tính năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng, khối lượng hạt nhân và khối lượng nguyên tử, đặc biệt nhiều bạn vẫn sử dụng nhầm công thức định lí hàm số cosin trong bài toán tính góc.
Cách khắc phục: Trong quá trình ôn luyện trên lớp, các em nên chủ động tính toán, áp dụng nhuần nhuyễn các công thức, chủ động biến đổi để xây dựng một số công thức.
Nhầm lẫn về tính chất, bản chất và ứng dụng của các tia, các loại quang phổ, các máy thu phát sóng.
Cách khắc phục: Đọc kĩ SGK, lược các ý chính và lấy các ví dụ minh họa liên quan đến các ý.
Chúc các em gặp may mắn và đạt kết quả cao trong kì thi.
Giáo dục 14:36 | 27/06/2019
Đô thị 14:44 | 25/06/2019
Thời sự 18:48 | 24/06/2019
Giáo dục 14:46 | 24/06/2019
Giáo dục 17:54 | 23/06/2019
Giáo dục 06:00 | 22/06/2019
Giáo dục 16:22 | 21/06/2019
Giáo dục 07:08 | 15/06/2019