Theo chia sẻ từ thầy Huy Hoàng, đầu tiên các em học sinh cần xác định số điểm mình muốn đạt được, với kiến thức hiện tại mình đang được bao nhiêu điểm (trong quá trình học đã làm một số đề mà các thầy cô cho làm thử, các em có thể căn cứ vào điểm đấy). Từ đó các thí sinh xác định mục tiêu để lên cách thức thực hiện.
Trong đề thi THPT quốc gia môn Vật lí có cả kiến thức lớp 11 và lớp 12. Đối với kiến thức lớp 11 chủ yếu là các bài tập cơ bản, chúng ta chỉ cần xem lại công thức và một số bài mẫu trong sách là có thể làm được. Trọng tâm kiến thức rơi vào lớp 12 nên các em cần phân bố thời lượng hợp lí.
Lớp 11 | Lớp 12 |
Điện tích. Điện trường | Dao động cơ |
Dòng điện không đổi | Sóng cơ – Sóng âm |
Cảm ứng điện từ | Điện xoay chiều |
Khúc xạ ánh sáng – Thấu kính | Dao động điện từ |
| Sóng ánh sáng |
Lượng tử ánh sáng | |
Vật lí hạt nhân |
Để bắt đầu các thí sinh cần tĩnh tâm lại một chút và suy ngẫm về những gì mình đã học và viết ra các phần đó. Hoặc các em có thể lấy sách giáo khoa cố gắng điểm lại theo mục lục các bài để nhớ lại kiến thức từng phần. Khi đó các em sẽ biết được những phần mình đang mơ hồ và đánh dấu vào các phần đó.
Đối với những em hay làm đề thi, các em có thể thống kê lại những câu sai trong quá trình làm đề các em cũng sẽ biết được những phần mình còn yếu và chưa nắm vững.
Những ngày gần sát kì thì như thế này thì thầy khuyên các em nên đặt cho mình mục tiêu phù hợp rơi vào tầm 5-6 điểm. Tất nhiên đó là mục tiêu hiện thực nhất. Các em có thể đặt mục tiêu cao hơn, điều đó đồng nghĩa với việc các em phải cố gắng và tập trung hơn.
Với mục tiêu 5 đến 6 điểm thì các em cần làm gì?
+ Học thật kĩ trong sách giáo khoa, tất cả các kiến thức lí thuyết cơ bản nhất. Hãy ghi lại những điểm chính và hãy ghi nó ra một quyển vở để các bạn có thể xem lại những ý đó bất cứ lúc nào.
+ Trong sách giáo khoa các dạng bài tập cơ bản, chỉ áp dụng công thức đã cho là các bạn có thể giải quyết được rồi. Một số ví dụ và bài luyện tập cơ bản ở cuối bài hãy đảm bảo rằng bạn làm và hiểu được nhưng bài cơ bản đó. Đừng bị cuốn quá sâu vào giải quyết các dạng bài tập khó và lắt léo (thường ở phần Dao động cơ – Sóng cơ – Điện xoay chiều – Truyền tải điện năng)
+ Thí sinh có thể ôn tập từ phần dễ trước (như Sóng điện từ – Sóng ánh sáng – Lượng tử ánh sáng – Vật lý hạt nhân) sau mới đến phần khó
+ Kết hợp với đó là hãy làm từ 4 đến 5 đề từ giờ đến lúc thi và hãy làm thật nghiêm túc. Và nhớ làm nhưng câu ở mức độ nhận biết – thông hiểu thật cẩn thận rồi hãy làm tới những câu còn lại. Những câu sai hãy xem lại để nhớ kĩ hơn.
Thầy giáo Huy Hoàng – giáo viên bộ môn Vật lí hướng dẫn ôn thi để giảm tải được gánh nặng và áp lực. (Ảnh: NVCC)
Điểm hiện giờ của em đang ở mức 5-6 nên mục tiêu khả dĩ nhất bấy giờ là 7-8 điểm. Đặc điểm của những bạn trong phổ điểm này thường sai những câu rất ngớ ngẩn vì các em chưa hiểu rõ và đang mơ hồ ở phần đó.
Vậy thì với trường hợp này các em cần khắc phục những kiến thức còn yếu. Mà lúc đầu tiên thầy và các em đã chỉ ra. Hãy kiểm tra xem mình hay sai ở phần nào để tiến hành ôn tập.
+ Công việc của các em rất đơn giản thôi. Mang sách giáo khoa ra đọc và ghi chép lại lí thuyết những phần còn mơ hồ đã liệt kê vì những câu lí thuyết mà mất điểm thì sẽ rất đáng tiếc.
+ Tiếp theo hãy tổng hợp lại các dạng bài thường gặp và phương pháp giải của các dạng bài đó. Kết hợp để giải một số dạng bài tập để nắm bắt được phương pháp và cách giải quyết. Hãy chốt chặt những dạng bài đó.
+ Ngoài ra các em có thể nghiên cứu thêm các vấn đề nâng cao, các vấn đề mới nhưng đừng quá sa đà.
+ Nên luyện thêm một số đề thi chất lượng thường có thể là đề minh hoạ của Bộ GD&ĐT, đề thi các năm, đề thi thử của các trường chất lượng.
Với các em học sinh khá giỏi mục tiêu đặt ra là điểm 9 -10. Các em đã có kiến thức nền tảng khá tốt. Nhưng các em cũng lưu ý hãy cho thầy phân bổ thời gian hợp lí với các môn khác để các môn khác cũng đồng đều vì để được 7-8 điểm thì sẽ ôn tập dễ hơn là phấn đấu được 9-10. Các em phải cân nhắc thật cẩn thận.
+ Đối với các em mục tiêu điểm 9 – 10 thì ngoài làm chính xác cần phải rèn cho mình phản xạ khi làm bài tập. Không những làm chính xác mà còn phải nhanh, nên trong quá trình giải bài các bạn phải có riêng cho mình những kĩ thuật, thủ thuật để biến đổi và tính toán nhanh gọn, lẹ.
+ Ngoài ra bạn nên rèn luyện các câu hỏi khó, lạ và vận dụng cao (thường sẽ rơi vào phần Dao đông cơ – Sóng cơ – Điện xoay chiều – Truyền tải điện năng).
+ Đọc thêm các bài đọc thêm ở sách giáo khoa Vật lí nâng cao để hiểu biết thêm về các hiện tượng.
+ Luyện thêm một số đề thi chất lượng thường có thể là đề minh hoạ của Bộ GD&ĐT, đề thi các năm, đề thi thử của các trường chất lượng và cố gắng nghiên cứu các câu hỏi vận dụng cao ở các đề thi đó.
Hi vọng với những gì thầy Huy Hoàng chia sẻ sẽ giúp thí sinh ôn tập tốt hơn và đạt được thành tích tốt nhất trong kì thi THPT quốc gia 2019 sắp tới.
Giáo dục 14:36 | 27/06/2019
Đô thị 14:44 | 25/06/2019
Thời sự 18:48 | 24/06/2019
Giáo dục 14:46 | 24/06/2019
Giáo dục 17:54 | 23/06/2019
Giáo dục 06:00 | 22/06/2019
Giáo dục 16:22 | 21/06/2019
Giáo dục 07:08 | 15/06/2019