Cố vấn thương mại Peter Navarro (phải) và Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer (Ảnh: Reuters). |
Hôm 29/5, Nhà Trắng thông báo sẽ công bố kế hoạch đánh thuế với hàng hóa Trung Quốc, đồng thời thi hành những quy định giới hạn đầu tư cụ thể, gia tăng kiểm soát xuất khẩu cho những công ty Trung Quốc trong ngành công nghệ quan trọng từ ngày 30/6.
Tờ The Wall Street Journal ngày 25/6 dẫn lời quan chức Mỹ giấu tên cho biết những công ty có ít nhất 25% sở hữu của Trung Quốc bất kể nhà nước hay tư nhân, sẽ bị cấm đầu tư hoặc mua lại các công nghệ quan trọng của Mỹ.
Ngoài ra, mức sở hữu có thể giảm xuống nữa tùy vào mức độ nhạy cảm của việc đầu tư.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin lại phủ nhận và gọi đây là “tin vịt”. “Kẻ rò rỉ tin tức không tồn tại hoặc không biết rõ về vấn đề.
Tuyên bố sẽ được đưa ra không chỉ nhắm vào Trung Quốc mà đối với tất cả các nước đang cố đánh cắp công nghệ của chúng tôi”, ông Mnuchin viết trên Twitter.
Tuyên bố của ông Mnuchin làm dấy lên lo ngại về căng thẳng thương mại và khiến chỉ số Dow Jones của thị trường Mỹ giảm gần 500 điểm.
Tuy nhiên, ngay sau đó, cố vấn thương mại hàng đầu của tổng thống Mỹ Peter Navarro nói trong cuộc phỏng vấn với CNBC rằng chính quyền không áp đặt giới hạn đầu tư đối với nhiều nước.
"Không có kế hoạch nào về việc áp đặt giới hạn đầu tư đối với những nước đang gây ảnh hưởng đến Mỹ. Kế hoạch không phải vậy", ông Navarro tuyên bố.
“Điều duy nhất diễn ra là trong ngày 30/6 bộ trưởng Tài chính sẽ báo cáo với tổng thống về vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Đó là tất cả những gì sẽ xảy ra. Còn với những nước khác, tuyệt đối không có gì đang được bàn bạc”, ông Navarro nói.
Sau đó, người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders tiếp tục có phát ngôn trái ngược với ông Navarro khi nói rằng các nước khác ngoài Trung Quốc cũng đang bị để mắt.
“Như Bộ trưởng (Tài chính) nói, một bản tuyên bố sẽ được đưa ra nhắm vào tất cả những nước đang tìm cách đánh cắp công nghệ của chúng tôi”, bà Sander cho biết.
Theo Reuters, những thông điệp mâu thuẫn về chính sách thương mại của chính quyền Trump phản ánh sự chia rẽ sâu sắc giữa những quan chức cấp cao trong việc tìm cách lay chuyển Trung Quốc thay đổi hoạt động thương mại của nước này.
Mỹ ép Trung Quốc tới cùng?
Nỗi lo thực sự của Trung Quốc về cuộc chiến thương mại với Mỹ là vai trò của nước này trong nền kinh tế toàn ... |
Trung Quốc không có nhiều ‘vũ khí’ trong cuộc chiến thương mại với Mỹ
Khi Trung Quốc và Mỹ ngày càng tiến gần đến một cuộc chiến tranh thương mại, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang ... |
Mỹ - Trung tăng đòn, thị trường thế giới vạ lây
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang sau đe dọa chiến tranh thương mại toàn diện của Tổng thống Mỹ Donald ... |