Giới nhà giàu tăng nhanh chóng là động lực phát triển bất động sản du lịch

Sự tăng trưởng nhanh chóng của số người giàu trong nước, cùng với thời điểm ngành công nghiệp dịch vụ bùng nổ, cơ sở hạ tầng ngày càng nâng cao, khiến du lịch được kỳ vọng trở thành phân khúc hấp dẫn nhất nhì thị trường BĐS.
Giới nhà giàu tại Việt Nam tăng nhanh chóng là động lực phát triển bất động sản du lịch - Ảnh 1.

Bất động sản nghỉ dưỡng tại Phú Quốc. (Ảnh: Zing News).

Theo Nghị quyết số 36 năm 2018, du lịch và dịch vụ biển được coi là ngành ưu tiên của Việt Nam. Mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2045, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia biển mạnh, 28 tỉnh ven biển chiếm 65 – 70% GDP, HDI cao hơn cả nước, thu nhập gấp 1,2 lần cả nước.

Trao đổi với tạp chí Hải quan, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Đại học Fulbright Việt Nam cho biết, hiện tại Việt Nam có 19 khu kinh tế biển với quy mô 47 - 48% GDP của cả nước. Trong đó, GDP của kinh tế thuần biển chiếm 20 - 22% tổng GDP cả nước. Trong đó du lịch đóng góp một phần quan trọng.

Ngành công nghiệp du lịch bùng nổ, cơ sở hạ tầng ngày càng nâng cao, cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của giới nhà giàu trong nước, là nguyên do khiến BĐS du lịch được kỳ vọng trở thành phân khúc hấp dẫn nhất nhì thị trường BĐS.

Theo báo cáo gần đây của Wealth-X, Việt Nam đứng thứ hai, sau Bangladesh, là một trong 10 nền kinh tế có mức độ tăng trưởng người siêu giàu nhanh nhất thế giới.

Cụ thể, trong năm 2020, tầng lớp trung lưu của Việt Nam chiếm 15% dân số, xấp xỉ dân số của Hồng Kông (Trung Quốc) và Singapore cộng lại. Đến năm 2045, giới trung lưu cả nước chiếm trên 50% dân số, tương đương dân số Hàn Quốc.

Một báo cáo khác của Knight Frank cho thấy, trong năm 2019, Việt Nam có 458 người sở hữu tài sản ròng trên 30 triệu USD (tương đương khoảng 700 tỉ đồng), tăng 7% so với một năm trước đó.

Báo cáo dự đoán số người có khối tài sản ròng trên 30 triệu USD ở Việt Nam vào năm 2024 sẽ đạt 753 người, với tốc độ tăng trưởng 64%. Đây là mức tăng trưởng cao thứ 3 trong bảng thống kê dân số siêu giàu (UHNWI), sau Ấn Độ 73% và Ai Cập là 66%. Forbes dự kiến tốc độ tăng trưởng trong giới siêu giàu tại Việt Nam là 170% vào năm 2026.

Thu nhập của người Việt Nam cũng tăng dần qua các năm. Theo báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của Chính phủ, năm 2020 mỗi người dân thu nhập bình quân 2.750 USD (hơn 63 triệu đồng), tăng khoảng 35,6 USD so với năm 2019. 

Bước sang năm 2021, Quốc hội khóa XIV đặt mục tiêu quy mô GDP bình quân đầu người ở mức 3.700 USD, tăng thêm 950 USD.

Khi giới nhà giàu ngày càng nhiều, cùng mức thu nhập được cải thiện, thì nhu cầu nghỉ dưỡng và du lịch sẽ tăng lên. Hơn thế, chất lượng sống ngày một nâng cao dẫn đến sự dịch chuyển về thói quen tiêu dùng và quan niệm hưởng thụ ngày càng khác biệt.

Kỳ vọng của con người về chất lượng du lịch cũng cao hơn. Ngày càng nhiều người Việt coi bất động sản nghỉ dưỡng như là một ngôi nhà thứ hai. 

Các mô hình sản phẩm như nghỉ dưỡng nội đô (staycation), khách sạn chú trọng thiết kế, resort chăm sóc sức khỏe, khu nghỉ dưỡng phức hợp với trải nghiệm F&B (ẩm thực), vui chơi giải trí độc đáo sẽ có cơ hội nở rộ trong thời gian tới.

Trong bối cảnh đó, các nhà phát triển bất động sản đã nắm bắt thời cơ triển khai các tổ hợp nghỉ dưỡng quy mô hàng nghìn hecta tại các địa phương tiềm năng nhằm làm giàu trải nghiệm cho du khách.

Đơn cử như tại "đảo ngọc", thị trường bất động sản địa phương này bắt đầu sôi động trở lại nhờ thông tin thành lập thành phố Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. 

Tại Phú Quốc đã có dấu ấn của nhiều doanh nghiệp lớn như Vingroup, Sun Group, BIM Group, CEO Group, MIK... Những bãi biển đẹp ở đây xuất hiện nhiều thương hiệu du lịch đẳng cấp quốc tế như Marriott, Intercontinental, Hyatt, Movenpick, Novotel... Số lượng phòng khách sạn tại Phú Quốc đã đạt 22.000 phòng, số liệu từ Zing.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, khách đến Phú Quốc liên tục tăng 20-30% mỗi năm trong những năm gần đây. Năm 2019, Phú Quốc đón gần 6 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế gần 1 triệu lượt.

Nơi đây đang vươn mình trở thành trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế, với những công trình và dự án tầm cỡ đã và sẽ dần đổ về.

Năm 2020, dù đại dịch Covid-19 tác động làm bất động sản nghỉ dưỡng trên đà giảm nhiệt và chững lại. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, khó khăn trên chỉ mang tính thời điểm, trong tương lai bất động sản du lịch sẽ sớm phục hồi.

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.