Giới quản lý văn hóa 'đau đầu' trước nạn ca khúc nhảm

"Như cái lò", "Phiếu bé ngoan"... bị đánh giá ít giá trị nghệ thuật, gây e ngại về lối sống giới trẻ. 
gioi quan ly van hoa dau dau truoc nan ca khuc nham Lập danh sách ca khúc cấm thay vì cấp phép từng bài hát
gioi quan ly van hoa dau dau truoc nan ca khuc nham Tân Hoa hậu Ngân Anh từng phẫu thuật thẩm mỹ, BTC cuộc thi nói gì?

Ngày 31/10, Cục Nghệ thuật Biểu diễn tổ chức hội thảo về hoạt động sáng tác, lưu hành tác phẩm nghệ thuật ca múa nhạc.

Ông Lê Minh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn - cho biết các nhạc phẩm không có chất lượng nghệ thuật, ca từ nhảm nhí xuất hiện ngày một nhiều, ví dụ: Phiếu bé ngoan, Tan ka ka, Em không hối tiếc, Như cái lò...

Nhiều bài hát bị đánh giá "dị thường về hình thức, vay mượn ý tưởng, nhàn nhạt về tính cách âm nhạc, lẫn lộn khái niệm bản sắc dân tộc" nhưng vẫn tạo hiệu ứng mạnh.

Nhạc sĩ Nguyễn Thị Minh Châu - Phó chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam - lấy ví dụ ca khúc Lạc trôi của Sơn Tùng M-TP. Bà đánh giá ca khúc "câu khách" bằng bối cảnh dàn dựng theo kiểu phim kiếm hiệp Trung Quốc. Bài hát thuần túy mang tính giải trí, phần đệm sử dụng âm sắc nhạc cụ dân tộc kết hợp âm thanh điện tử. Giai điệu của Lạc trôi pha chút ngũ cung nhưng lại gần âm điệu của Trung Quốc hơn Việt Nam.

*'Lạc trôi' - Sơn Tùng M-TP

Nhạc sĩ Minh Châu so sánh về hiệu ứng của Lạc trôi với vở opera Lá đỏ. Trong khi tác phẩm do nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân dàn dựng với nội dung tốt chỉ có gần 2.000 lượt xem trên mạng Internet sau gần nửa năm, ca khúc Lạc trôi của Sơn Tùng đạt mốc 100 triệu lượt theo dõi trong vòng hai tháng. Thậm chí, Lạc trôi được vào danh sách MV được xem nhiều nhất châu Á.

"Không một tác phẩm, nghệ sĩ chuyên nghiệp nào dám mơ tới con số đó. Từ 'lạc trôi' có mặt trên Wikipedia, thậm chí trở thành cụm từ hot được cư dân mạng thích sử dụng. Nhưng Lạc trôi là gì nhìn từ khía cạnh nghệ thuật?", bà đặt câu hỏi.

Các nhà quản lý đặt ra câu hỏi: để thị trường tự phát triển hay can thiệp bằng cách ngăn chặn, cấm đoán. Bà Châu cho đây là bài toán khó bởi: "Mặc kệ thì lo chúng làm lệch lạc thẩm mỹ công chúng nhưng ngăn cấm trong xu thế hội nhập toàn cầu thì chỉ là biện pháp vô vọng, đôi khi phản tác dụng".

Phó chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho rằng cách duy nhất là phải đầu tư nhiều hơn nữa cho các tác phẩm tốt để giới trẻ không bị "đói" về tinh thần. Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng cần cập nhật, lắng nghe từ giới trẻ để hiểu họ muốn thưởng thức những gì nhằm đưa ra các sản phẩm phù hợp.

Ông Vương Duy Biên - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - phần nào đồng tình với quan điểm này. Tuy nhiên, thứ trưởng cũng thừa nhận không phải chương trình chính thống nào cũng có giá trị nghệ thuật cao. Nhiều đêm diễn còn nặng tính báo cáo các cấp, khán giả đến xem hầu hết là do huy động, gây ra tình trạng "tự xem, tự hài lòng và tự đánh giá cao".

gioi quan ly van hoa dau dau truoc nan ca khuc nham

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - ông Vương Duy Biên.

Hội thảo cũng bàn tới những bất cập trong Nghị định 79 và 15 về lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật.

Những lùm xùm liên quan đến việc cấp phép các ca khúc trước 1975 cách đây không lâu được nhắc lại. Hồi tháng 5, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ra chỉ đạo: "Các bài hát đã quen thuộc, nếu không có nội dung ca từ trái với thuần phong mỹ tục, xâm phạm lợi ích quốc gia thì không cần cấp phép phổ biến, không phụ thuộc vào địa điểm, thời gian sáng tác".

Nhạc sĩ Trịnh Văn Thuận cho biết việc xác định một tác phẩm trái thuần phong mỹ tục hay không là không đơn giản. Do đó, các Sở Văn hóa và Cục Nghệ thuật Biểu diễn cần có những hội đồng chuyên môn để thẩm định.

Ông Vương Duy Biên cho rằng đây là khó khăn nhiều nước gặp phải. "Chúng ta từng tranh cãi váy dài bao nhiêu là đủ, ngắn bao nhiêu là phản cảm nhưng cũng không đi về đâu. Tuy vậy, cũng không thể loại bỏ cụm từ này ra khỏi quy định pháp luật bởi nó vốn đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người", ông Biên nói. Theo ông, công chúng và báo chí góp phần chỉ ra những vấn đề phản cảm trong xã hội.

Ý kiến lập danh sách "bài hát bị cấm" thay vì "được phép biểu diễn" để giúp giảm bớt cơ chế xin - cho cũng được nêu lại. Ông Vương Duy Biên nói: "Đây là phương án hay nhưng khó thực hiện. Ngay cả khi danh sách được cập nhật liên tục vẫn có những rủi ro nhất định. Ví dụ, có bài hát không hợp thuần phong mỹ tục, nội dung xâm phạm lợi ích quốc gia chưa kịp đưa vào danh sách, những kẻ cơ hội có thể nghiễm nhiên trình diễn, rất nguy hiểm". Trong khi chờ nghị định được sửa đổi, bổ sung, Cục chọn cách giúp các đơn vị thẩm định nếu gặp khúc mắc về nội dung, trước khi xin phép Sở Văn hóa địa phương biểu diễn.

Theo ông Biên, cần hạn chế thủ tục tiền kiểm và tăng hậu kiểm. Điều này vừa giúp thuận lợi cho việc quản lý, vừa tạo điều kiện cho các đơn vị tổ chức nghệ thuật. Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết chế tài hậu kiểm nên phạt thật nặng để có tính răn đe.

gioi quan ly van hoa dau dau truoc nan ca khuc nham Cao Thái Sơn: Người ca sĩ ‘đủ chín’ sẽ lắng đọng bằng một đẳng cấp riêng
gioi quan ly van hoa dau dau truoc nan ca khuc nham Thêm bước 'chuyển mình' với bolero, Thủy Tiên đang khoác lên người một chiếc áo quá rộng?
gioi quan ly van hoa dau dau truoc nan ca khuc nham Hãy vì một nền âm nhạc 'không ảo'
gioi quan ly van hoa dau dau truoc nan ca khuc nham Nhạc Việt lần đầu tiên xuất hiện trong phim Hollywood mùa Halloween
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.