Gợi ý giải đề thi khảo sát môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hà Nội

Ths Phan Trắc Thúc Định (giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội) gợi ý giải đề thi khảo sát môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hà Nội.
goi y giai de thi khao sat mon ngu van so gddt ha noi Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Địa lý Sở GD&ĐT Hưng Yên
goi y giai de thi khao sat mon ngu van so gddt ha noi Gợi ý giải đề thi thử môn Ngữ văn THPT quốc gia Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
goi y giai de thi khao sat mon ngu van so gddt ha noi Giáo viên Cao Chí Bằng gợi ý giải đề thi đánh giá năng lực mẫu của ĐH Quốc gia TP HCM
goi y giai de thi khao sat mon ngu van so gddt ha noi Gợi ý giải đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Bắc Kạn

Vừa qua, hơn 73.000 học sinh lớp 12 tại Hà Nội đã thi khảo sát môn Ngữ văn theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 120 phút.

Dựa trên đề thi khảo sát này, Ths Phan Trắc Thúc Định (giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội) gợi ý giải đề thi khảo sát môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hà Nội để thầy cô và các em học sinh có thêm nguồn tư liệu tham khảo, phục vụ việc dạy và học.

Dưới đây là đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn của Sở GD&ĐT Hà Nội:

goi y giai de thi khao sat mon ngu van so gddt ha noi
goi y giai de thi khao sat mon ngu van so gddt ha noi
Đề thi khảo sát môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hà Nội

Gợi ý giải đề:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Gợi ý đáp án:

Nếu đề yêu cầu xác định phương thức biểu đạt, các phương thức biểu đạt thì HS có thể trả lời theo nhiều đáp án; nhưng vì là “phương thức biểu đạt chính” nên HS chỉ có thể đưa ra 1 đáp án duy nhất là: Phương thức biểu đạt nghị luận/Nghị luận.

Câu 2. Trong văn bản trên tác giả chỉ ra thái độ nào của con người đối với công việc? Những biểu hiện nào thể hiện thái độ tích cực?

Gợi ý đáp án:

Học sinh (HS) trả lời đủ 2 ý của câu hỏi:

- Trong văn bản trên tác giả chỉ ra hai thái độ của con người đối với công việc:

+ Họ làm việc cật lực, khổ sở vì công việc, không phải vì họ thích mà họ cảm thấy họ phải làm... Họ làm việc vì trách nhiệm, vì tiền bạc và bị ép buộc; thậm chí họ chán nản, bất mãn và không thấy hạnh phúc với công việc.

+ Họ làm việc vì đam mê, vì lợi ích của công việc chứ không phải vì phần thưởng; họ làm việc vì họ yêu thích, có niềm vui và không hề thấy thất vọng.

- Trong hai thái độ đối lập trên thì nhóm biểu hiện thứ hai thể hiện thái độ tích cực.

Câu 3. Trong đoạn trích có câu Họ tìm cách chạy trốn. Theo anh/chị, tác giả muốn nói họ tìm cách chạy trốn khỏi điều gì?

Gợi ý đáp án:

Học sinh cần đọc kĩ văn bản, tìm đoạn văn có câu "Họ tìm cách chạy trốn" và lí giải: Tác giả muốn nói họ tìm cách chạy trốn khỏi những sự mệt mỏi về thể chất và tinh thần. Cụ thể, họ cảm giác chán ngán, làm việc trong gánh nặng, không hạnh phúc khi làm việc; họ chạy trốn khỏi cảm giác nhọc nhằn, thậm chí bất mãn...

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Mặt khác, nếu bạn hành động chỉ vì lợi ích của hành động đó, mà không mong chờ phần thưởng, bạn sẽ thấy rằng bạn vui thích với mỗi hành động bạn thực hiện? Vì sao?

Gợi ý đáp án:

- HS nêu được quan điểm của bản thân (đồng tình hoặc có bổ sung với quan điểm của tác giả)

- HS trình bày rõ ràng, nêu ra căn cứ để thuyết phục quan điểm của mình:

- HS có thể lựa chọn đồng tình.

Chú ý: HS có thể bám theo cách lí giải của người viết ở những câu sau đó:

+ Vì bạn sẽ không bị ràng buộc vào phần thưởng, các phần thưởng rồi sẽ đến.

+ Bạn thậm chí còn được nhận nhiều hơn những gì mà bạn tưởng tượng

+ Bạn sẽ tận hưởng cuộc sống một cách thực sự, có niềm vui, không chán nản...

goi y giai de thi khao sat mon ngu van so gddt ha noi
Ths Phan Trắc Thúc Định (giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của mình về cách để mỗi người có thể tận hưởng cuộc sống một cách thực sự.

Gợi ý đáp án:

1. Yêu cầu hình thức: HS đảm bảo viết thành 1 đoạn văn, dung lượng khoảng 200 chữ; HS nêu được luận điểm, sử dụng các thao tác và cách lập luận, diễn đạt rõ ràng.

2. Yêu cầu nội dung: HS triển khai vấn đề nghị luận tập trung, hiệu quả:

- HS nêu được vấn đề của đề bài – dẫn dắt từ nội dung của phần Đọc hiểu gợi cho em nhiều suy nghĩ về cách để mỗi người có thể tận hưởng cuộc sống một cách thực sự.

- HS cần giải thích được vấn đề tận hưởng cuộc sống một cách thực sự: Là tìm thấy niềm vui, hạnh phúc trong công việc; yêu thích công việc và cuộc sống... (HS có thể đối chiếu với những cách hiểu sai lầm phổ biến).

- HS phân tích và nêu dẫn chứng: Cách để mỗi người có thể tận hưởng cuộc sống một cách thực sự.

+ Cần thay đổi suy nghĩ, nhận thức tích cực để hưởng thụ những giá trị cuộc sống.

+ Cần hành động đúng đắn; làm những công việc mà mình yêu thích, thấy có hiệu quả, làm cho công việc trở nên có ý nghĩa với bản thân và với người khác; cần điều hòa các công việc phù hợp...

- HS bình luận:

+ Đánh giá vấn đề: Cách để mỗi người có thể tận hưởng cuộc sống một cách thực sự là rất cần thiết, rất quan trọng.

+ Bàn bạc mở rộng vấn đề: đưa ra phản đề - việc một số người chưa biết cách tận hưởng cuộc sống một cách thực (ví dụ như: làm việc cật lực, khổ sở vì công việc, không phải vì họ thích mà họ cảm thấy họ phải làm, làm việc vì trách nhiệm, vì tiền bạc và bị ép buộc, thậm chí họ chán nản, bất mãn và không thấy hạnh phúc với công việc....)

- Liên hệ thực tế cuộc sống của bản thân: Lựa chọn cuộc sống của bản thân; điều chính thái độ sống tích cực ra sao?

Câu 2: (5,0 điểm) Cho hai đoạn thơ: Đoạn cuối bài “Vội vàng” của Xuân Diệu (Ngữ Văn 11) và ba khổ cuối bài “Sóng” của Xuân Quỳnh (Ngữ Văn 12), yêu cầu thí sinh nêu cảm nhận về khát vọng tình yêu tuổi trẻ ở các đoạn thơ trên.

Gợi ý đáp án:

1. Yêu cầu hình thức:

HS đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận; diễn đạt rõ ràng, hành văn mạch lạc lập luận chặt chẽ; liên hệ so sánh phù hợp; dùng từ, đặt câu, viết chính tả chuẩn mực... diễn đạt rõ ràng.

2. Xác định yêu cầu của đề:

- Yêu cầu cơ bản của đề là thí sinh cảm nhận về khát vọng tình yêu tuổi trẻ ở các đoạn thơ trên

- Yêu cầu nâng cao (phân loại thí sinh) là: HS chỉ được ra những nét khác biệt trong cách biểu đạt khát vọng tình yêu tuổi trẻ của hai nhà thơ ở các đoạn thơ trên.

3. Yêu cầu nội dung:

HS triển khai vấn đề nghị luận tập trung, hiệu quả.

Dưới đây là một số gợi ý tham khảo:

a. HS dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận của đề bài.

Trong đó HS bắt buộc phải nêu được vấn đề mà đề yêu cầu là khát vọng tình yêu tuổi trẻ ở các đoạn thơ trên. HS có thể nêu các nội dung liên quan như: Giới thiệu đôi nét về tác giả (phong cách); tác phẩm (hoàn cảnh ra đời, vị trí đoạn trích) và chép hai đoạn thơ... có thể đưa vào phần viết mở bài ở mức độ hợp lí.

b. Triển khai vấn đề:

- HS có thể cảm nhận lần lượt các đoạn thơ:

+ Đoạn thơ cuối của bài “Vội vàng” chính là lời giục giã sống mãnh liệt, hết mình tận hưởng khôn cùng khôn thỏa cuộc sống của nhà thơ Xuân Diệu.

+ 3 khổ cuối của bài “Sóng” trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, đoạn thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian, sự hữu hạn của đời người; mượn hình tượng sóng để diễn tả sự khao khát tình yêu cao cả, bất tử.

- Nhận ra sự tương đồng, gần gũi về nội dung ở hai đoạn trích thuộc hai tác phẩm của hai tác giả lớn ở hai giai đoạn khác nhau đó là: Cùng bộc lộ khát vọng tình yêu tuổi trẻ. Các tác giả đều dùng thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu để đều thể hiện được khát vọng tình yêu tuổi trẻ mãnh liệt, cháy bỏng. Từ đó ta thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.

- Nhận ra sự khác biệt về hai đoạn trích ở các phương diện:

+ Nếu đoạn thơ cuối bài “Vội vàng” (Xuân Diệu) là niềm khao khát tận hưởng cuộc sống trong niềm hạnh phúc vô biên khi cuộc sống đang hiển hiện với vẻ đẹp xanh non, biếc rờn đầy quyến rũ được nhìn trong đôi mắt của chàng trai trẻ Xuân Diệu - “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ Mới” (Hoài Thanh); thì các khổ thơ cuối của bài thơ “Sóng” (Xuân Quỳnh) lại là những khát vọng mãnh liệt vượt qua những ngăn trở, thử thách, những giới hạn cuộc sống; ước muốn tình yêu tuổi trẻ nồng nàn, tha thiết như những con sóng vỗ bờ còn mãi với thời gian.

Trong quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh ta thấy được một tư tưởng nhân văn: Yêu và sự hiến dâng, yêu và bất tử hóa tình yêu (chữ “hiến dâng” không hiểu theo nghĩa thông tục).

Phải đặt bài thơ trong hoàn cảnh những năm 1968 khi đất nước đang có chiến tranh, khi tình yêu của cá nhân không tách rời cộng đồng, ta càng hiểu một cách thấm thía và sâu sắc về những khát vọng về tình yêu của những con người trong thời đại ấy.

+ Sự sáng tạo trong lựa chọn ngôn ngữ, cách xây dựng hình tượng nghệ thuật, giọng điệu... của mỗi tác giả tạo nên những nét hấp dẫn riêng cho mỗi tác phẩm.

c. Thâu tóm, khẳng định lại các vấn đề

HS có thể mở rộng, nâng cao về vai trò sáng tạo của hai tác phẩm: Từ bộc lộ cái tôi cá nhân trước cuộc sống và tình yêu tuổi trẻ đến những giá trị sống nhân văn cao đẹp muôn đời.

goi y giai de thi khao sat mon ngu van so gddt ha noi Gợi ý giải đề thi thử môn Ngữ văn THPT quốc gia Sở GD&ĐT Hà Tĩnh

Sáng ngày 19/4, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh bắt đầu tổ chức kì thi thử THPT quốc gia môn Ngữ văn với thời gian làm bài 120 ...

goi y giai de thi khao sat mon ngu van so gddt ha noi Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Toán Sở GD&ĐT Hưng Yên

Ngày 21/4, Sở GD&ĐT Hưng Yên bắt đầu tổ chức ngày thi thử thứ 3, thí sinh tiến hành làm đề thi thử THPT quốc ...

goi y giai de thi khao sat mon ngu van so gddt ha noi Giáo viên Cao Chí Bằng gợi ý giải đề thi đánh giá năng lực mẫu của ĐH Quốc gia TP HCM

Giáo viên Cao Chí Bằng - tác giả của nhiều bộ sách ôn thi THPT quốc gia gợi ý giải một phần đề thi đánh giá ...

goi y giai de thi khao sat mon ngu van so gddt ha noi Gợi ý giải đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Bắc Kạn

Gợi ý giải đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Bắc Kạn.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.