PGS.TS Trần Minh Điển - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) cho biết thêm, nhiều ca mắc tay chân miệng có biến chứng khác so với mọi năm có liên quan đến các vấn đề về nhiễm trùng thần kinh trung ương.
Các chuyên gia y tế nhận định, hai tác nhân chính gây ra bệnh tay chân miệng đó là CVA16 và EV71. So với CVA16 thì tỷ lệ mắc tay chân miệng gây ra bởi EV71 thấp hơn.
(Ảnh: goodtoknow) |
Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương, virus EV71 là chủng virus có đặc tính lây lan nhanh, gây sốt cao và gây nhiều biến chứng nặng như thần kinh, tim mạch, phù phổi, sốc, suy tim và tử vong nhanh. Virus EV71 cũng có thể gây ra viêm não và các hội chứng não cấp, khiến tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn.
Trong buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Vì sao bệnh tay chân miệng đang có diễn biến bất thường?” do Báo VietnamPlus phối hợp với Bộ Y tế tổ chức sáng 3.10, Phó giáo sư Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho biết, đa số các bệnh nhân tay chân miệng tử vong trong năm nay không đến ngay cơ sở y tế khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh mà tự điều trị tại nhà (khám phòng khám tư nhân hoặc tự mua thuốc uống), khi trẻ có dấu hiệu chuyển bệnh nặng mới đưa đến các bệnh viện. Kinh nghiệm từ vụ dịch năm 2011 cũng cho thấy 61% trường hợp tử vong là tự điều trị tại nhà.
Bệnh tay chân miệng diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước (Ảnh: Vietnamnet) |
Trước tình hình bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường triển khai các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt là tăng cường công tác vệ sinh môi trường, khử khuẩn, tập trung vào các cơ sở giáo dục như: trường tiểu học, mầm non, mẫu giáo và các nhóm trẻ gia đình…
Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ ngày 26-9 đến 1-10, cả nước ghi nhận thêm gần 11.000 ca mắc tay chân miệng, nâng tổng số ca mắc lên 53.500 trường hợp, trong đó, gần 26.000 ca phải nhập viện điều trị, 6 ca tử vong ở 5 tỉnh, thành. Một số tỉnh, thành có tình trạng bệnh đang gia tăng nhanh là TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Tây Ninh, Hà Nội. Trước đó, tỉnh Quảng Ngãi đã ghi nhận hơn 1.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có khoảng 405 ca bệnh với 25 ổ dịch được phát hiện tại các trường mầm non tại Tp. Quảng Ngãi. |
XEM THÊM
Trẻ bị bệnh tay chân miệng có thể tử vong trong vài giờ nếu có những biểu hiện này
Bệnh tay chân miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của con. Vì vậy, bố mẹ nên nắm ... |
Bác sĩ hướng dẫn nhận biết các cấp độ nguy hiểm và cách chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ tại nhà
Nếu trẻ mắc bệnh tay chân miệng có những biểu hiện nhẹ và vẫn tỉnh táo, bố mẹ có thể cân nhắc cho bé điều ... |
Ghi nhận hơn 42.700 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng
Cả nước đã ghi nhận hơn 42.700 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tại 63 tỉnh, thành phố. Đáng lưu ý trong số trên ... |
Vì sao bệnh tay chân miệng ở TP HCM tăng đột biến?
Sự trở lại của chủng virus khiến 150 người chết vì tay chân miệng được cho là nguyên nhân làm cho bệnh tay chân miệng ... |
Thực hiện '4 sạch' để phòng bệnh
Trước tình trạng dịch bệnh bùng phát, đặc biệt là số lượng bệnh nhân mắc tay chân miệng gia tăng đáng kể, nhiều trường hợp ... |
Vì sao bệnh tay chân miệng năm nay trở nên nguy hiểm?
Dịch bệnh tay chân miệng (TCM) tăng và nhiều ca nặng do có sự thay đổi gien gây bệnh từ B5 sang C4 của chủng ... |