Phiên tòa ngày 22/9. |
Hơn 15h, sau hơn một giờ trình bày quan điểm đối đáp, VKS đề nghị HĐXX xem xét giảm án, miễn hình phạt cho nhiều bị cáo.
Theo vị đại diện cơ quan giữ quyền công tố tại tòa, sau khi cân nhắc các ý kiến tranh luận tại phòng xử, VKS đã thay đổi một số quan điểm so với bản luận tội cách đây một tuần.
Trong số gần 30 bị cáo được VKS đề nghị HĐXX xem áp dụng miễn hình phạt, giảm nhẹ một phần hình phạt, trả lại tài sản đã nộp để khắc phục hậu quả..., không có Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Oceanbank) và Nguyễn Xuân Sơn (cựu Tổng giám đốc Oceanbank).
Trong phiên tòa trước đó, các luật sư, bị cáo Sơn không phạm tội tham ô, bị cáo Sơn không phải là người có chức vụ quyền hạn và từ 15/11/2010, ông Sơn đã rời khỏi OceanBank, không là người đại diện phần vốn tại OceanBank.
Về mặt khách thể, số tiền 49 tỷ không phải là tiền của PVN.
Kết quả điều tra xác định, tổng số tiền OceanBank đã chi lãi ngoài từ các nguồn của OceanBank là khoản tiền mà ngân hàng có được từ nhiều nguồn mà chủ yếu là từ nguồn từ tiền gửi của khách hàng.
Tại phiên tòa hôm nay, theo VKS trong lĩnh vực ngân hàng không cho phép hạch toán bừa, hạch toán nhầm và sai mục đích. OceanBank phải có nhiệm vụ sử dụng đúng số tiền trên để mang lại hiệu quả. Đặc biệt đối với các cổ đông chiến lược như PVN, được phép tham gia quản trị.
Việc các bị cáo vi phạm đã làm thiệt hại cho các cổ đông đặc biệt là cổ đông lớn cho PVN. Trong 246 tỷ đồng chi cho Nguyễn Xuân sơn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt, thiệt hại của PVN được xác định là 20% tương ứng là 49 tỷ đồng.
Theo VKS, PVN là đơn vị thuộc sở hữu của nhà nước do nhà nước quản lý nên số tiền thất thoát này là của Nhà nước. Mặc dù khi đó không còn là TGĐ nhưng chủ trương chi lãi ngoài là có từ thời ông Sơn làm TGĐ OceanBank.
Theo quy định về luật chống tham nhũng năm 2005, với việc nắm giữ các chức vụ Phó TGĐ PVN, người đại diện phần vốn vào OceanBank, ông Sơn đã lợi dụng chức vụ của mình tại PVN đơn vị có khả năng chi phối hoạt động của OceanBank đã chiếm đoạt tài sản từ ngân hàng.
Do vậy, bị cáo Sơn đã vi phạm tội tham ô chiếm đoạt 49 tỷ đồng. VKS cũng giữ nguyên quan điểm Hà Văn Thắm là đồng phạm của Nguyễn Xuân Sơn trong việc tham ô.
VKS khẳng định lại trong khoảng thời gian từ 2011 – 2014, bị cáo Nguyễn Xuân sơn đã chiếm đoạt 246 tỷ đồng từ OceanBank trong đó 49 tỷ đồng là do tham ô từ PVN. Bị can Hà Văn Thắm là đồng phạm tiếp sức cho ông Sơn trong quá trình này.
Bị cáo Sơn khai đưa tiền cho ông Ninh Văn Quỳnh nhưng không đưa ra chứng cứ, bản thân ông Quỳnh đã khai nhận tổng 20 tỷ từ ông Sơn. Nên về trách nhiệm hình sự ông Sơn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn nhưng về trách nhiệm dân sự thì giảm trừ số tiền đã đưa cho Quỳnh và bị Quỳnh chiếm đoạt.
Hành vi qua BSC làm các dịch vụ khống thu trên 69 tỷ đồng để chi cho bị cáo Sơn và là đồng phạm giúp sức cho Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt.
Tại phiên toà Hà Văn Thắm trước đó không thừa nhận việc thành lập công ty BSC là “sân sau” và bổ nhiệm các chức vụ khống tại BSC, nhưng sau đó, ông Thắm đã khai nhận vấn đề trên.
Đối với Hoàng Thị Hồng Tứ là người ký với cương vị Chủ tịch HĐQT của BSC, bị cáo buộc phải biết trách nhiệm của mình trong việc ký khống các hợp đồng dịch vụ. Nên xác định Tứ là đồng phạm giúp sức.
Bị cáo Giang không khai nhận hành vi của minh nhưng với cương vị là TGĐ ký 721 ký hợp đồng của BSC, không gặp gỡ khách hàng, không biết nguồn tiền dùng vào mục đích gì buộc bị cáo phải thấy đây là hành vi trái pháp luật. Hậu quả là tạo nguồn tiền cho Thắm đưa cho Sơn nên cũng xác định là đồng phạm giúp sức.
Việc các bị cáo cho rằng chỉ thực hiện theo đúng hợp đồng lao động. Theo VKS, việc chi lãi ngoài tất cả các bị cáo trong phiên toà đều biết, đều tham gia vào việc này ở những giai đoạn khác nhau, vì một mục đích chung là trái với Thông tư 02.
Các bị cáo là thực hiện hành vi kết nối các sai phạm nên được xác định là đồng phạm.
VKS cho rằng trong điều luật của bộ lao động không thể có điều nào nói rằng phải tuân theo chỉ đạo của cấp trên kể cả việc trái luật. Việc chi hàng nghìn tỷ đồng không có chứng từ, không có quy định nào cho phép các bị cáo chi tuỳ tiện như vậy.
Các bị cáo không được lợi từ các hành vi này trừ Hà Văn Thắm. Tuy nhiên có một phần nào đó các bị cáo cũng có lợi do tuân thủ thì sẽ có công ăn việc làm, nếu không sẽ bị cho thôi việc.
Về việc truy tố, ngoài các bị cáo ở hội sở và các bị cáo Giám đốc CN, PGD bị truy tố, CQĐT xác định tính chất mức độ vi phạm đối với các nguyên đơn khác đôi với các đơn vị cao hơn các chi nhánh. VKS cho rằng hoạt động ở các chi nhánh là độc lập, khi có sai phạm thì GĐ CN phải là người chịu trách nhiệm ở mức cao nhất.
Một số bị cáo cho rằng khi nhận là GĐCN thì việc chi lãi suất ngoài đã xảy ra nên không thực hiện chỉ đạo nhưng dưới vai trò là người quản lý, các vị không ngăn cản việc thực hiện là việc cố ý gián tiếp vi phạm.
Đối với việc đề xuất đường lối xử lý đối với các bị cáo, VKS căn cứ vào vai trò, tính chất, mức độ vi phạm và nhân thân của họ. Theo đó, vị trí càng cao, trách nhiệm càng lớn thì phải chịu mức án cao hơn.
Trong 34 bị cáo GĐCN thì vai trò tính chất là như nhau nhưng việc phân hoá căn cứ vào mức độ vi phạm (số tiền vi phạm), không phải theo cảm tính. Trên việc cân nhắc trách nhiệm, VKS đã đã đề nghị VKS không truy cứu trách nhiệm dân sự đối với 34 bị cáo.
Vụ án Hà Văn Thắm: Đề nghị thay đổi hình phạt với diễn viên Quỳnh Tứ Chiều nay 22/9, phiên xử Hà Văn Thắm cùng đồng phạm tiếp tục với phần đối đáp từ phía cơ quan viện kiểm sát. Đại ... |
Phiên toà vụ án Hà Văn Thắm chiều 22/9: Bà Phấn phải chịu trách nhiệm với khoản vay Trung Dung? Chiều nay 22/9, phiên xử Hà Văn Thắm cùng đồng phạm tiếp tục với phần đối đáp từ phía cơ quan viện kiểm sát. |
Pháp luật 11:13 | 16/04/2019
Pháp luật 14:57 | 11/03/2019
Kinh doanh 07:01 | 04/05/2018
Pháp luật 23:07 | 03/05/2018
Pháp luật 10:52 | 03/05/2018
Pháp luật 01:31 | 03/05/2018
Kinh doanh 01:11 | 03/05/2018
Pháp luật 09:57 | 02/05/2018