Hai giai đoạn mở rộng đô thị Huế

Đề án xây dựng đô thị Huế đến năm 2030, chia thành hai giai đoạn đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt ngày 27/12.

Giai đoạn một (2020 - 2025), không gian đô thị Huế được phát triển theo hướng biển và trục cảnh quan hai bờ sông Hương.

Tỉnh sẽ điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Huế, thành lập các phường với phạm vi nghiên cứu bao gồm thành phố Huế hiện hữu, một phần thị xã Hương Thủy (các xã: Thủy Vân,Thủy Bằng), một phần thị xã Hương Trà (các phường, xã: Hương Hồ, Hương An, Hương Thọ, Hương Vinh, Hải Dương, Hương Phong) và một phần huyện Phú Vang (các xã, thị trấn: Thuận An, Phú Thượng, Phú Mậu, Phú Dương, Phú Thanh).

Từ quy mô 79 km hiện nay, thành phố Huế dự kiến mở rộng lên khoảng 267 km2 6 năm tới.

Hai giai đoạn mở rộng đô thị Huế - Ảnh 1.

Cảnh quan hai bên bờ sông Hương, đoạn chảy qua thành phố Huế. (Ảnh: Võ Thạnh)

Giai đoạn 2 (2025 - 2030), không gian đô thị Huế tiếp tục phát triển với vùng lõi quy mô khoảng 348 km2, bao gồm thành phố Huế mở rộng và các thị xã Hương Thủy, Hương Trà.

Theo đề án, đô thị Huế sẽ xây dựng và phát triển trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa địa phương; mục tiêu xuyên suốt là đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Hai giai đoạn mở rộng đô thị Huế - Ảnh 2.

Thành phố Huế sẽ mở rộng về hướng biển. (Ảnh: Võ Thạnh)

Trước đó, ông Phan Thiên Định - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, chủ trương mở rộng thành phố Huế đã có từ lâu, tỉnh xây dựng đề án và đưa ra lấy ý kiến chuyên gia, người dân trong nhiều tháng qua. Sau khi đề án được phê duyệt, UBND tỉnh giao trách nhiệm cho các cơ quan thực hiện nghiêm túc các công việc liên quan.

Huế hiện là một trong những thành phố nhỏ nhất Việt Nam. Kinh thành Huế nằm ở bờ Bắc sông Hương, khu vưc này chỉ rộng hơn 10 km2 với 4 phường nội thành, 10 phường ngoại thành. Ở bờ Nam sông Hương, cơ sở hạ tầng, giao thông phát triển hiện đại hơn bờ Bắc, song vẫn còn chậm so với nhiều đô thị khác của cả nước.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.