Các nghiên cứu địa lý phát hiện ra rằng, khu hầm trú ẩn dưới lòng đất ở ngoại ô Bắc Kinh này được xây dựng dài 2 km trong lòng đất ở khu vực đá vôi dày đặc.
Nó được bao bọc bởi lớp đá vôi dày gần 100m và cứng bất thường. Khu hầm này nằm dưới Công viên quốc gia Tây Sơn, cách trung tâm Bắc Kinh khoảng 20km về phía tây bắc.
Trung Quốc đã cho xây dựng ở đó một thành phố nhỏ với đầy đủ hệ thống cấp nước cho một triệu dân, theo số liệu từ một nghiên cứu của cơ quan chính phủ Trung Quốc.
Vị trí Trung tâm chỉ huy, hầm tránh bom hạt nhân ở Bắc Kinh. Ảnh: SCMP. |
Đây cũng chính là một phần của Trung tâm chỉ huy chiến trường chung của Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Nó được tiết lộ ra bên ngoài vào năm 2016 khi báo chí Trung Quốc đưa tin, Tổng bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới thăm đơn vị này.
Trung tâm chỉ huy được cho là cơ quan đầu não của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc vì tất cả các quyết định quân sự đều được ban hành tại đây.
Các hoạt động hằng ngày bao gồm phân tích thông tin tình báo, điều phối hoạt động khắp 5 quân khu của Trung Quốc và đưa ra mệnh lệnh cho các hoạt động quân sự trong và ngoài nước.
Cổng chính của khu hầm này được đặt tại Công viên quốc gia Tây Sơn. Khi có bất cứ sự đe dọa nào, như tấn công hạt nhân, các vị lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc sẽ nhanh chóng di chuyển đến đây vì nó gần Tử Cấm Thành, không xa tổng hành dinh Trung Nam Hải bao xa. Hiện nay, khu hầm này tiếp tục được nâng cấp.
Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất có hầm tránh bom hạt nhân cho các lãnh đạo. Các cường quốc đều xây dựng các hầm trú ẩn như vậy trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Hiện nay, một số hầm trú ẩn đã bị phá hủy hoặc mở cửa cho khách du lịch tham quan, một số khác vẫn được dùng cho mục đích quân sự. Một số hầm trú ẩn ở Trung Quốc được cho là xây dựng từ những năm 1950, nhưng vị trí chính xác không được tiết lộ.
Hầm trú ẩn thường được xây dựng dưới các vùng núi đá cứng có thể chịu đựng được các vụ nổ cực lớn. Chúng được thiết kế để có thể sử dụng độc lập trong một thời gian dài mà không cần các nguồn cung cấp từ bên ngoài và có hệ thống lọc gió tinh vi có thể loại bỏ được chất phóng xạ phát ra từ bom nguyên tử.
Một số hầm trú ẩn được xây dựng rộng như một thành phố nhỏ với các hệ thống thông tin liên lạc tinh vi, đường hầm rộng đủ để cho máy bay, xe tăng di chuyển và có sức chứa hơn 1.000 người.
Các chuyên gia địa lý học cho biết, so với hầm trú ẩn Raven Rock của Mỹ tại bang Pennsylvania hay hầm chỉ huy Không quân Bắc Mỹ tại núi Cheyenne, bang Colorado, khu hầm Tây Sơn của Trung Quốc có những ưu điểm riêng.
Nhà nghiên cứu Tần Đại Tuấn, Viện Địa chất và địa vật lý của Viện Khoa học Trung Quốc, cho biết, họ phát hiện các hang động rộng lớn bên dưới Công viên quốc gia Tây Sơn, chúng có độ sâu ngang với Krubera ở bang George (Mỹ) - một trong những hang động sâu nhất thế giới với độ sâu 2.200 m.
Ông Tần, nhà khoa học hàng đầu của Trung Quốc, được tham gia dự án do chính phủ tài trợ để nghiên cứu xem liệu trung tâm chỉ huy trong lòng đất có đủ lượng nước sinh hoạt nếu xảy ra tấn công bom hạt nhân hay ngày tận thế.
Mực nước ngầm ở Bắc Kinh đã giảm gần 1m kể từ năm 1990 trước việc hàng loạt giếng khoan được đào do bùng nổ dân số. Ông Tần cho biết, nghiên cứu của nhóm ông cho rằng, nguy cơ khủng hoảng nước thấp hơn nhiều so với những suy nghĩ trước đây và một phần của nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí chuyên ngành Hydrological Processes.
Tuy nhiên, ông Lưu Vĩnh, nhà khoa học hạt nhân thuộc Đại học Hoa Nam (Trung Quốc), nói rằng, trong trường hợp có cuộc tấn công hạt nhân, những chất độc chết người sẽ vẫn tồn tại trong nước và đất lâu hơn trong không khí.
Các phân tử phóng xạ có thể xâm nhập mạch nước ngầm, nghĩa là nước cần được xử lý trước khi được sử dụng. Ông Lưu là người đứng đầu một chương trình nghiên cứu xử lý chất thải phóng xạ do ngành công nghiệp quân sự và hạt nhân của Trung Quốc tài trợ.
Ông cho biết, Trung Quốc đã phát triển công nghệ và thiết bị tiên tiến cho mục đích này. Theo ông Lưu, để lọc các chất này cần một màng tinh lọc, các chất thải độc hại sẽ được lưu trữ trong lòng đất mà không gây ra thiệt hại.
Trung Quốc: Ông Tập Cận Bình chủ trì khai mạc huấn luyện quân sự 2018
Theo thông tin từ Tân Hoa Xã ngày 4/1, Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã chủ trì buổi lễ khai mạc đợt ... |