'Hành trang sức khỏe' cho con trẻ trong mùa tựu trường

Mùa tựu trường cũng chính là thời điểm giao mùa Hè – Thu, lúc này thời tiết có nhiều thay đổi thất thường và hay đổ mưa bất chợt. Chuẩn bị một 'hành trang sức khỏe' tốt sẽ giúp cho con bạn tránh được một số bệnh truyền nhiễm qua đường ăn uống, hô hấp… do tiếp xúc trong môi trường đông người.
 
hanh trang suc khoe cho con tre trong mua tuu truong Thời tiết giao mùa trẻ dễ mắc những bệnh gì?
hanh trang suc khoe cho con tre trong mua tuu truong Tựu trường san sát chân son
hanh trang suc khoe cho con tre trong mua tuu truong
Ảnh: dongybonphuong
Theo BS.CK2 Nguyễn Thị Kim Thoa, Trưởng khoa Nội tổng quát 1, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. HCM: Thời điểm tháng 8 và tháng 9 trong năm thường có rất nhiều trẻ nhập viện, chủ yếu là bị một số bệnh như sốt vi rút, viêm họng hay dị ứng. Nguyên nhân là do sau thời gian nghỉ hè, trẻ bắt đầu chuyển sang nếp sinh hoạt mới và phải tiếp xúc với nhiều người hơn nên cơ thể chưa kịp thích ứng, dễ bị lây nhiễm các loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh.

Đề phòng các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa tựu trường


1. Nhiễm trùng tiểu

Đây là căn bệnh rất dễ gặp ở những trẻ từ 6 – 8 tuổi, tỉ lệ xảy ra ở bé gái nhiều hơn bé trai. Do đi học con sẽ phải tiếp xúc với môi trường mới, nhiều trẻ rụt rè không biết nhà vệ sinh ở đâu nên thường nhịn tiểu, ít uống nước hay không vệ sinh sạch sẽ sau khi đi tiểu. Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh là sốt kéo dài, biếng ăn, không tăng cân, ngứa ngáy vùng kín… Ngoài ra, nếu phụ huynh quan sát kỹ sẽ nhận thấy có sự thay đổi màu sắc nước tiểu, trẻ hay tiểu ngắt quãng, són ra quần… Ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu trên, phụ huynh cần đưa con đi thăm khám ngay để được điều trị sớm nhất.

2. Bệnh về đường tiêu hóa

hanh trang suc khoe cho con tre trong mua tuu truong
Ảnh: Bistro BiH

Đi học, trẻ sẽ phải thường xuyên tiếp xúc với phấn, bảng, giẻ lau... Đây chính là những nguồn bệnh nguy hiểm mà phụ huynh cần đặc biệt chú ý. Thêm vào đó, một số trẻ còn có các thói quen như mút tay, bốc thức ăn, ngoáy mũi nhưng không rửa tay với xà phòng cũng có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào miệng và hệ tiêu hóa. Phụ huynh cần căn dặn con trẻ không được ăn vặt ở những hàng quán vỉa hè quanh trường, đồng thời phải rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hạn chế dùng chung cốc nước, đũa, thìa với các bạn và phải giặt giẻ lau bảng cá nhân mỗi ngày.

3. Chứng đau họng, cảm cúm

Chứng đau họng, cảm cúm cũng rất dễ xảy ra trong thời điểm trẻ bắt đầu đi học. Bởi vì những bệnh này thường lây qua đường hô hấp, các loại vi rút sẽ bị phân tán ra ngoài không khí và xâm nhập vào cơ thể trẻ. Chỉ sau 1 – 2 ngày nhiễm bệnh trẻ sẽ có các triệu chứng như sưng họng, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, ngạt mũi… Nếu trẻ chỉ nhiễm bội khuẩn do siêu vi thì sẽ tự khỏi sau 4 – 5 ngày. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên đưa con đi kiểm tra để tránh bệnh diễn biến thành viêm phổi, nguy hiểm đến đường hô hấp.

4. Bệnh tay chân miệng

hanh trang suc khoe cho con tre trong mua tuu truong
Ảnh: thanhnien

Đây cũng là một dạng bệnh do vi rút gây ra, thường khiến trẻ bị lở loét miệng và nổi nhiều mụn nước nhỏ ở tay và chân. Tay chân miệng là một bệnh lây lan rất nhanh, rất nguy hiểm vì nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách thì rất dễ gây biến chứng và thậm chí là tử vong. Triệu chứng để nhận biết bệnh là sốt cao từ 39 – 40 độ C, mệt mỏi, chán ăn, đau họng và xuất hiện những nốt hồng ở quanh miệng, lòng bàn tay chân.

Ngoài ra, trong mùa tựu trường, trẻ còn có nguy cơ một số bệnh như đau mắt đỏ, sốt phát ban… Bên cạnh đó, bệnh sốt xuất huyết đang trong giai đoạn cao điểm, vì thế phụ huynh cần phải đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ để có thể phát hiện bệnh sớm, chữa trị kịp thời.


Chuẩn bị 'hành trang sức khỏe tốt cho trẻ


1. Cho trẻ ngủ đủ giấc

hanh trang suc khoe cho con tre trong mua tuu truong
Ảnh: Goldenlight

Trong thời gian nghỉ hè, trẻ thường có thói quen ngủ muộn và thức dậy muộn vào buổi sáng. Chính vì thế, khi bước vào năm học mới, việc phải dậy sớm đi học với trẻ là một nỗi ám ảnh. Để khắc phục điều này, phụ huynh nên cho con đi ngủ lúc 9 giờ và đánh thức con dậy vào 6 giờ sáng hôm sau với các bé mầm non, tiểu học.

Ở độ tuổi dưới 10 tuổi thì các bé cần ngủ đủ 10 – 12 tiếng mới có thể đảm bảo tốt cho sức khỏe và sự phát triển trí tuệ, thể chất. Với các con ở độ tuổi trung học trở lên thì mỗi ngày cũng cần ngủ đủ 8 tiếng. Trong ngày nghỉ hay cuối tuần, bạn không nên để con thức dậy quá muộn vì sẽ làm thay đổi đến thói quen dậy đúng giờ hàng ngày.

2. Tăng cường chế độ dinh dưỡng

Trong mùa tựu trường, phụ huynh nên chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh cho trẻ. Nghĩa là cần đẩy mạnh việc tăng cường các nguồn dinh dưỡng.

Trường hợp trẻ bị ốm, cơ thể thiếu vitamin A thì bạn cần tăng cường cà rốt, gan lợn, rau ngót và các loại thịt đỏ trong bữa ăn của trẻ. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần bổ sung thêm các nguồn khoáng chất như sắt, DHA, kẽm, carotene cho trẻ.

hanh trang suc khoe cho con tre trong mua tuu truong
Cam, quýt, lê, rau cải xanh, cần tây... bổ sung vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa cảm cúm, phục hồi các tế bào thương tổn và đẩy các chất độc ra ngoài. (Ảnh: cosmopolitan)

Bữa sáng, phụ huynh không nên để trẻ ăn ở ngoài mà nên cho trẻ ăn tại nhà. Việc này giúp bạn kiểm soát được lượng thực phẩm mỗi ngày cho con, đồng thời tránh được các tình trạng thực phẩm bẩn, đồ ăn ít dinh dưỡng…

3. Khuyến khích trẻ chơi thể thao

hanh trang suc khoe cho con tre trong mua tuu truong
(Ảnh: thespoke.earlychildhoodaustralia)

Để con trẻ luôn khỏe mạnh thì việc luyện tập thể thao là một điều cần thiết. Bạn nên dành 30 phút mỗi sáng để tập thể dục cùng con, có thể chỉ là những bài tập đơn giản như vận động tay chân, chạy bền ngắn, đi bộ, hay đạp xe.

Đón nắng sớm, hít thở không khí trong lành sẽ giúp trẻ tỉnh táo và hứng khởi hơn trong một ngày mới. Nếu duy trì được thói quen tốt này thì thể lực của con bạn ngày một được nâng cao, trẻ sẽ khỏe mạnh và phát triển chiều cao tối ưu nhất.

4. Hình thành ở trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh

Bên cạnh việc chăm sóc con bằng cách bổ sung dinh dưỡng, cho con ngủ đủ giấc thì các bậc cha mẹ cũng cần hướng dẫn con cách vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt. Cần nhắc nhở trẻ phải rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tắm rửa, gội đầu và giặt quần áo cho trẻ mỗi ngày để tránh vi khuẩn tích tụ lại.

hanh trang suc khoe cho con tre trong mua tuu truong
Ảnh: mannonkhanhhoi

Rối loạn tâm lí ở trẻ mới đi học lần đầu

Với những trẻ lần đầu đi học như các bé mới bước vào mẫu giáo, hay các bé gặp môi trường mới như khi vào lớp 1 thì thường có những biểu hiện như khóc la, phản kháng và không chịu đến trường. Nhiều trẻ còn bị bạn bè trêu chọc hay bắt nạt, khiến cho tâm lí bị rối loạn, biểu hiện cả trong ăn uống và giấc ngủ.

Sự quan tâm, vỗ về và giải thích cặn kẽ của cha mẹ là điều cần thiết nhất. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để quan tâm tới con hơn, thường xuyên trò chuyện và hỏi con về những điều đã học được trên lớp. Khuyến khích con trẻ tự tin và giao tiếp nhiều với thầy cô, bạn bè. Với những trẻ quá nhút nhát thì cần trao đổi trực tiếp với giáo viên để thầy cô động viên và quan tâm bé nhiều hơn.

hanh trang suc khoe cho con tre trong mua tuu truong
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.