Hầu hết doanh nghiệp nhà nước có vi phạm pháp luật

Tình trạng lãng phí, thất thoát nguồn lực đất đai, tài sản diễn ra phức tạp; đấu thầu hình thức chưa được ngăn chặn hiệu quả; công tác quản lý tài sản công thiếu chặt chẽ.

Hôm nay, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2016.

hau het doanh nghiep nha nuoc co vi pham phap luat

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.

Trình bày báo cáo của đoàn giám sát của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay dù gặp nhiều khó khăn và bị tác động mạnh do biến động lớn về tình hình thị trường, giá cả, về rủi ro tài chính khi xảy ra khủng hoảng tài chính giai đoạn 2008-2012, hoạt động của các DNNN vẫn đạt được một số kết quả tích cực.

Lãng phí, thất thoát nguồn lực đất đai, tài sản

Đáng chú ý, tính đến ngày 31/12/2016, sau quá trình cơ cấu lại, cả nước còn 583 DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

“DNNN cơ bản thực hiện được vai trò là lực lượng vật chất quan trọng của nền kinh tế, góp phần điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội...” - báo cáo của đoàn giám sát nhận định.

Tuy nhiên, cũng theo đoàn giám sát, hiệu quả hoạt động của DNNN giai đoạn 2011-2016 chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ, tổng tài sản và vốn tăng nhưng doanh thu, lợi nhuận trước thuế và nộp ngân sách nhà nước có tốc độ tăng chậm, tổng số nợ phải trả cao (tăng 26% so với năm 2011); chưa thực sự phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Cạnh đó, hiệu quả đầu tư của khối DNNN cũng đạt thấp so với DN ngoài nhà nước và DN FDI...

Một số DNNN hoạt động yếu kém, làm ăn thua lỗ, tỉ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu thấp hơn chi phí vay vốn trung bình của các tổ chức tín dụng, tỉ lệ nợ phải trả/tổng tài sản cao.

“Tại một số DNNN còn xảy ra tình trạng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát tài sản nhà nước” - báo cáo nêu rõ.

Cũng theo báo cáo do ông Vũ Hồng Thanh trình bày, tình trạng lãng phí, thất thoát nguồn lực đất đai, tài sản... diễn ra phức tạp; tình trạng đấu thầu hình thức chưa được ngăn chặn hiệu quả; công tác quản lý tài sản công thiếu chặt chẽ.

Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản của các cơ quan quản lý nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ, triệt để nhằm phát hiện và xử lý kịp thời.

Trong quản lý, sử dụng đất của các DNNN, còn trường hợp chưa kê khai đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không đưa đất vào sử dụng, sử dụng đất không đúng mục đích, để đất bị lấn chiếm.

Một số vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN để lại hậu quả nặng nề, khó khắc phục về tài chính và buộc phải xử lý, kỷ luật cán bộ.

“Hầu hết các DN qua thanh tra, kiểm toán đều vi phạm pháp luật ở các mức độ khác nhau, một số DNNN thực hiện thủ tục đầu tư, đấu thầu, mua sắm tài sản không đúng quy định;

Huy động, quản lý, sử dụng vốn đầu tư dàn trải, tùy tiện, đầu tư ngoài ngành, ngoài DN không đúng quy định, góp vốn dàn trải dẫn đến lãng phí, thiếu hiệu quả, một số dự án đầu tư ngoài ngành tỉ suất lợi nhuận thấp, khả năng mất vốn cao;

Hoạt động đầu tư tài chính vi phạm nghiêm trọng gây mất vốn hoặc thiệt hại lớn” - báo cáo nêu rõ.

Chính phủ, bộ, ngành có trách nhiệm...

Đáng chú ý, báo cáo của đoàn giám sát đã chỉ rõ trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và DNNN khi để xảy ra những tồn tại, hạn chế nêu trên.

Theo đó, báo cáo cho rằng mặc dù trong giai đoạn 2011-2016, Chính phủ đã có nhiều cố gắng xây dựng cơ sở pháp lý cho công tác quản lý tài sản và vốn tại DNNN, tăng cường công tác quản lý góp phần thúc đẩy sự phát triển của các DNNN... nhưng hiệu quả đạt được chưa cao, còn để xảy ra một số vụ việc chậm phát hiện và ngăn chặn, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế.

Việc cơ cấu lại DN, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã có những kết quả bước đầu nhưng chưa đáp ứng so với yêu cầu.

Đối với bộ, ngành, với vai trò quản lý nhà nước và là đại diện chủ sở hữu, các bộ đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ.

Tuy nhiên, còn một số bộ chưa làm tốt trách nhiệm cụ thể của mình trong quản lý nhà nước và thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu, còn để xảy ra các vụ việc sai phạm của các DNNN thuộc thẩm quyền quản lý như Bộ Công Thương, Bộ GTVT, Bộ TT&TT...

Bên cạnh đó là trách nhiệm của Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT với vai trò là cơ quan tham mưu, tổng hợp cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đối với chính quyền địa phương, việc quản lý đất đai ở một số nơi còn buông lỏng; nhiều diện tích đất được sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, bị lấn chiếm, tranh chấp.

Việc xác định giá trị lợi thế quyền thuê đất khi góp vốn của DN, xác định giá trị quyền sử dụng đất khi thay đổi quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất của DN sau cổ phần hóa đối với những lô, thửa đất có vị trí đắc địa, có giá trị thị trường cao còn bất cập, thiếu minh bạch, tạo cơ hội để một số tổ chức, cá nhân liên quan trục lợi, tham nhũng, gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước...

hau het doanh nghiep nha nuoc co vi pham phap luat Công ty con, nguyên nhân chính gây thua lỗ tại các doanh nghiệp nhà nước

Trong số 17 Tập đoàn, Tổng công ty có số lõ lũy kế theo báo cáo tài chính hợp nhất chủ yếu do các công ...

hau het doanh nghiep nha nuoc co vi pham phap luat Nhiều Doanh nghiệp Nhà nước sai phạm trong quá trình quản lý, sử dụng tài sản đất công

"Việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh ...

chọn
ĐHĐCĐ Vinhomes: Doanh số 2024 dự kiến 90.000 - 110.000 tỷ, dự án Đông Anh và Đan Phượng đang làm thủ tục pháp lý
Năm 2024, dự kiến doanh số Vinhomes sẽ tăng trưởng so với 2023, đạt khoảng 90.000 - 110.000 tỷ đồng, chủ yếu đến từ Vinhomes Ocean Park 2, 3, dự án mới Vũ Yên và 1 - 2 dự án mới khác.