Hiến nửa lá gan cứu cha mẹ thoát khỏi bệnh ung thư gan

“Tôi rất tự hào vì có một đứa con hiếu thảo. Tôi sinh ra con nhưng giờ con gái tôi là người hồi sinh lại mạng sống cho tôi”, bệnh nhân 57 tuổi bị ung thư gan, được ghép gan từ người con gái hiến tặng chia sẻ.
Hiến nửa lá gan cứu cha mẹ thoát khỏi bệnh ung thư gan - Ảnh 1.

Bà Đ.T.H (68 tuổi, ngụ TP.HCM) phục hồi sau ca ghép gan, được con gái hiến tặng. (Ảnh: Nguyên Mi).

Đó là những ca hiến gan đầy xúc động khi người được ghép và hiến gan là bố, mẹ và con cái.

Nhận nửa lá gan từ con ruột

Ông L.V.Đ (57 tuổi, ngụ Bình Dương) bị xơ gan trên nền viêm gan C và diễn tiến đến ung thư gan. Ông đã được điều trị hơn hai năm. Mặc dù ung thư gan được khống chế tương đối tốt nhưng lá gan của bệnh nhân quá yếu, có thể tử vong. Với trường hợp của ông Đ., ghép gan là cơ hội tốt nhất để bệnh nhân có thể sống khỏe mạnh.

Dùng kỹ thuật lấy gan từ người cho sống cắt gan cho bệnh nhân ung thư

Chị L.T.M (34 tuổi), là con gái ruột của bệnh nhân, có cùng nhóm máu, tương thích các chỉ số yêu cầu trong việc hiến gan. Chị đã quyết định hiến gan cho bố ruột.

Sau ghép một tuần, chị M. đã được xuất viện và sinh hoạt bình thường. Còn ông Đ. phục hồi tốt, đến nay đã có thể tự đi đứng, ăn uống và sinh hoạt cá nhân.

“Tôi rất tự hào vì có một đứa con hiếu thảo như vậy. Tôi là người sinh ra con nhưng đến giờ con gái tôi là người đã hồi sinh lại mạng sống cho tôi”, ông L.V.Đ chia sẻ.

Tương tự, bà Đ.T.H (68 tuổi, ngụ TP.HCM) có tiền căn viêm gan C nặng dẫn đến xơ gan và được chẩn đoán ung thư gan cách đây nhiều năm. Từ khi phát hiện bệnh, bà T.H. đã sang Singapore để điều trị, được bơm chất phóng xạ để khống chế tạm thời các khối u. Tuy nhiên tình trạng ung thư vẫn còn ngầm tiến triển, cần phải ghép gan để giúp bệnh nhân khỏi bệnh.

Bà T.H. có hai người con gái. Qua các xét nghiệm thì người con gái út là chị N.N.L.H (29 tuổi) có gan phù hợp để hiến gan ghép cho mẹ.

Hiến nửa lá gan cứu cha mẹ thoát khỏi bệnh ung thư gan - Ảnh 2.

Các bác sĩ phẫu thuật ghép gan cho bệnh nhân. (Ảnh: Nguyên Mi).

“Tôi thật sự rất biết ơn bệnh viện và các y bác sĩ. Mẹ tôi đã được cứu sống. Tôi đã được xuất viện và quay vào thăm mẹ. Nhìn mẹ cười tươi với hi vọng sống tràn đầy. Đó là giây phút hạnh phúc nhất của cuộc đời tôi”, chị L.H. chia sẻ khi vào bệnh viện thăm mẹ.Ca ghép gan mới vừa được thực hiện ngày 30/3 tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Sau 7 ngày điều trị hồi sức, chị L.H. đã hồi phục và được xuất viện. Hiện tại, bà T.H. vẫn được điều trị, chăm sóc sau ghép và sức khỏe tiến triển tốt.

Con rể hiến gan cho bố vợ

Ông N.N.H. (60 tuổi, ngụ Nha Trang, Khánh Hòa) là một giáo viên về hưu. Ông mắc nhiều bệnh lý về gan, bao gồm viêm gan C (đã điều trị khỏi hẳn cách đây 4 năm), xơ gan, ung thư gan. Khối u trong gan có kích thước khoảng 3 cm và nằm ở vị trí rốn gan, một vị trí rất khó điều trị.

Thêm vào đó, gan xơ quá nhiều nên việc điều trị ung thư bằng các phương pháp khác không hiệu quả, thậm chí sẽ làm gan suy yếu nhanh hơn.

Tiến sĩ - bác sĩ Trần Công Duy Long, Phó trưởng Khoa Ngoại Gan - Mật - Tụy, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết: Tình trạng sức khỏe của ông H. ngày một nghiêm trọng, thời gian sống được tiên lượng chỉ còn khoảng 1 năm. Ghép gan là hi vọng sống cuối cùng của bệnh nhân.

Tuy nhiên, cả 3 người con ruột của bệnh nhân đều có gan không đủ điều kiện để hiến cho bố. Chỉ có anh T.T.T (31 tuổi), con rể của ông H. có gan phù hợp cho việc hiến.

Anh T. đã tình nguyện hiến gan cho bố vợ. Ca phẫu thuật ghép gan đã diễn ra tốt đẹp. Hiện tại, người hiến và người nhận gan đã quay lại cuộc sống bình thường, lao động chăm sóc gia đình như những người khỏe mạnh.


Khi được hỏi về trải nghiệm sau hiến gan, anh chia sẻ, đau sau phẫu thuật là điều phải có, nhưng không đáng kể so với sự vui mừng khi người thân đã nhận được phần gan khỏe mạnh từ mình để tiếp tục sống khỏe.

“Các ca ghép gan thành công là kết quả của quá trình chuẩn bị chu đáo cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nhân lực chuyên sâu, hoàn thiện quy trình chuyên môn của bệnh viện trong nhiều năm qua. Thật hạnh phúc khi nhìn thấy người bệnh có cuộc sống mới, khỏe mạnh nhờ vào nửa lá gan được chia sẻ từ người thân của mình”, bác sĩ Long tâm sự.

Riêng tại Bệnh viện ĐHYD, từ tháng 6/2018 đến tháng 3/2019, với sự hỗ trợ của Bệnh viện ASAN (Hàn Quốc), đã thực hiện thành công 5 ca phẫu thuật ghép gan từ người cho sống.

Ghép gan trong nước giúp người bệnh và gia đình tiết kiệm nhiều chi phí, thuận tiện cho việc đi lại, ăn ở, giao tiếp trong quá trình chuẩn bị, chăm sóc và tái khám sau ghép.

Những ca ghép gan không chỉ là bước phát triển của y khoa, giúp điều trị ung thư gan, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về nhân văn trong cuộc sống.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.