Năm 2015, hoạt động chính của công ty là sản xuất và kinh doanh thức ăn gia súc, phân bón, kinh doanh kho bãi, sơ chế nông phẩm và dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi và kinh doanh bò sữa và bò thịt, trồng và kinh doanh cao su, mía, cọ dầu và các loại cây trồng khác.
Hết năm 2015, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) phải trả các khoản vay và trái phiếu trị giá 27.099 tỷ đồng, trong đó 8.297 tỷ đồng sẽ đến hạn thanh toán trong năm 2016. Ngoài ra cũng tại thời điểm này, tập đoàn đã vi phạm một số điều khoản của các khoản vay trái phiếu.
Năm 2016, HAGL bắt đầu chuyển đổi chiến lược kinh doanh, với lĩnh vực cốt lõi là ngành trồng trọt mà trọng tâm sản xuất trái cây. Đây được đánh giá là bước đi có tác động mạnh mẽ tới tập đoàn của bầu Đức trong thời kì khủng hoảng.
Bầu Đức nhận định đây là ngành có quy mô thị trường tiêu thụ lớn, tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, hiệu quả kinh tế trên diện tích khai thác cao.
Từ năm 2016, HAGL bắt đầu chuyển đổi chiến lược kinh doanh, với lĩnh vực cốt lõi là ngành trồng trọt mà trọng tâm sản xuất trái cây (Ảnh: HAGL) |
Một số loại cây tiêu biểu như chanh dây, chuối, ớt và thanh long doanh nghiệp đầu tư đã được thu hoạch trong năm 2017, mang lại doanh thu 1.612 tỷ đồng, đóng góp 33,3% tổng doanh thu của Tập đoàn.
Thị trường tiêu thụ các sản phẩm cây ăn trái của HAGL là Trung Quốc, Thái Lan và một phần là thị trường nội địa.
Tiếp đó trong quý 4/2016, HAGL đạt 1.543 tỷ đồng doanh thu, gấp rưỡi cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp tăng mạnh từ 3 tỷ lên 236 tỷ đồng.
HAGL ghi nhận lỗ trước thuế 207 tỷ đồng trong quý vừa qua, giảm đáng kể so với mức lỗ 706 tỷ đồng của quý 4/2015.
Lũy kế cả năm 2016, HAGL đạt 6.450 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh – con số cao nhất từ trước đến nay cùng gần 1.000 tỷ đồng doanh thu tài chính.
Tuy vậy, lũy kế cả năm, HAGL ghi nhận khoản lỗ trước thuế xấp xỉ 1.400 tỷ đồng; phần lỗ thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 1.020 tỷ đồng.
Tính đến 31/12/2016, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của HAGL đạt lần lượt là 53.000 tỷ và 16.900 tỷ đồng.
Trong tổng số 36.100 tỷ đồng nợ phải trả có 27.400 tỷ là vay nợ ngân hàng/trái phiếu – tăng 300 tỷ so với cuối năm 2015.
Năm 2017, Hoàng Anh Gia Lai đạt doanh thu 4.895 tỷ đồng, giảm 27% so với năm 2016.
Giá vốn giảm mạnh 49%, cùng với đó doanh thu tài chính tăng mạnh khiến cho công ty đạt lợi nhuận tới 1.032 tỷ đồng. Trong đó lợi nhuận công ty mẹ lên tới 628,9 tỷ đồng.
(Ảnh minh hoạ) |
Về cơ cấu lợi nhuận gộp, mảng trái cây chiếm gần một nửa với 905 tỷ đồng lợi nhuận gộp, tiếp theo đó là dịch vụ cho thuê với 400 tỷ đồng, xếp sau là bán bò với 224 tỷ đồng, dịch vụ khác 197 tỷ đồng, bán mủ cao su 91 tỷ đồng…
Nguyên nhân chênh lệch được trình bày do tăng giá vốn hàng bán chủ yếu do giảm lợi nhuận chưa được thực hiện của các công ty nội bộ và công ty liên kết 65,94 tỷ đồng.
Hay tăng chi phí tài chính sau kiểm toán do chênh lệch lãi suất đi vay và cho vay lại của các công ty con 130 tỷ đồng, cùng với thuế nhà thầu tại nhóm công ty Lào, Campuchia tăng 12 tỷ đồng; tăng lỗ công ty liên kết 11 tỷ đồng.
Và mới đây nhất, vào quý 2/2018, doanh thu thuần của công ty đạt 1.894 tỷ đồng, lãi gộp trong kỳ đạt hơn 973 tỷ đồng, tăng đến 60% nhờ giá vốn bán hàng giảm mạnh.
Hoạt động tài chính chỉ thu về 172 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ thu về 1.025 tỷ đồng, chủ yếu do ghi nhận khoản lãi từ việc thanh lý nhóm công ty mía đường và Công ty Cao su Ban Mê trong quý 2/2017.
Chi phí tài chính giảm 7% nhưng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 70% và 66% so với cùng kỳ năm trước.
Kết thúc quý 2 này, HAG ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm 14 tỷ đồng. Với khoản lỗ này cùng lợi nhuận vỏn vẹn 3 tỷ đồng của quý 1 khiến công ty lỗ ròng 11 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm.
Tính đến ngày 30/6/2018, tổng tài sản của HAG đã lên tới 55.106 tỷ đồng, tăng 2.044 tỷ đồng so với hồi đầu năm.
Khối tài sản này được hình thành bởi nguồn vốn nợ phải trả lên tới 36.851 tỷ đồng (chiếm 66,8%) và nguồn vốn chủ sở hữu 18.255 tỷ đồng.
Tuy nhiên đây mới là kết quả kinh doanh chưa soát xét. Trong vài năm gần đây, kết quả kinh doanh của HAG thường có những biến động lớn sau khi được soát xét hoặc kiểm toán.
Cũng tại báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên có nhấn mạnh đến yếu tố nợ ngắn hạn của tập đoàn này đã vượt quá tài sản ngắn hạn 3.563 tỷ đồng.
Tài sản ngắn hạn của Hoàng Anh Gia Lai vào cuối năm 2017 là 8.815 tỷ đồng trong khi nợ ngắn hạn là 12.378 tỷ đồng.
Vì sao chủ tịch Thaco rót tỷ USD vào Hoàng Anh Gia Lai?
Về tài chính bên hưởng lợi là Bầu Đức, nhưng ở góc độ thương hiệu, quỹ đất và chuỗi giá trị thì Thaco được nhiều ... |
Thủ tướng hoan nghênh 'nhân duyên môn đăng hộ đối' Thaco-Hoàng Anh Gia Lai
Tối 8/8, tại TP. Hồ Chí Minh, dự và chứng kiến Lễ công bố hợp tác chiến lược của Công ty Cổ phần Hoàng Anh ... |
Thừa thắng xông lên, bầu Đức tính 'vay' tiếp hơn 1.300 tỷ đồng từ cổ đông
Hoàng Anh Gia Lai dự kiến sẽ phát hành 185 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá phát hành 7.200 đồng/cổ phiếu (mức giá cao ... |
Sau vụ vỡ đập thủy điện tại Lào, bộ đôi cổ phiếu bầu Đức tăng trần
Hôm nay 27/7, bộ đôi cổ phiếu của doanh nhân Đoàn Nguyên Đức là HAG và HNG bất ngờ tăng trần hết biên độ dù ... |
Đô thị 11:40 | 11/02/2020
Kinh doanh 11:16 | 11/02/2020
Đô thị 14:33 | 09/09/2019
Thời sự 12:16 | 24/05/2019
Lối sống 06:29 | 06/05/2019
Pháp luật 21:11 | 31/03/2019
Pháp luật 07:35 | 14/02/2019
Pháp luật 04:59 | 29/01/2019