Học sinh phổ thông cũng có thể khởi nghiệp

Đó là lưu ý của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa trong buổi hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho việc xây dựng Đề án hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp vừa qua.
hoc sinh pho thong cung co the khoi nghiep
Hội thảo Xây dựng đề án hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp ngày 24/2.

Khởi nghiệp đã đang là câu chuyện thời sự của đất nước, được Chính phủ thường xuyên nhắc tới trong chương trình hành động. Đề án hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp được Bộ GD&ĐT xây dựng nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên, tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp thực sư, lôi kéo sự tham gia của các trường đại học - đội ngũ có tính sáng tạo cao nhất.

Đề án này nhằm mục đích trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho sinh viên tại trường Đại học, Cao đẳng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo môi trường thuận lợi để sinh viên hình thành và biến các ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực, tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Đề án này đặt ra mục tiêu đến năm 2020 có 100% các trường đại học, cao đẳng triển khai công tác hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, hình thành đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; 100% dự án khởi nghiệp của sinh viên được hỗ trợ, 30% ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên được kết nối với các doanh nghiệp hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm;

Tại hội thảo, đại diện các trường ĐH, CĐ đóng góp nhiều ý kiến xung quanh các giải pháp nêu ra trong dự thảo như: Vai trò của đội ngũ đội ngũ cán bộ tư vấn, hỗ trợ và kết nối với doanh nghiệp trong khởi nghiệp; cần hoàn thiện hệ thống pháp lý để hỗ trợ sinh viên hiệu quả; bổ sung đối tượng học trung cấp vào Đề án.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cho biết Quỹ hỗ trợ cấp Bộ, cấp trường đến từ nhiều nguồn, được thành lập từ nguồn kinh phí xã hội hóa, không phải do Nhà nước bao cấp hoàn toàn.

Thứ trưởng nhấn mạnh Đề án không nhằm mục đích sinh viên sẽ khởi nghiệp được ngay, mà sẽ tạo cơ hội cho sinh viên được tiếp cận kiến thức, kỹ năng, có những ý tưởng, Đề án tập trung thúc đẩy cung cấp kiến thức, kỹ năng, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Thứ trưởng cũng lưu ý như mở rộng đối tượng khởi nghiệp tới học sinh phổ thông; thành lập quỹ hỗ trợ cho sinh viên; tạo được cơ chế để nhà trường, đơn vị kết nối, hỗ trợ từ Chính phủ; mở các chương trình đào tạo khởi nghiệp tại các nhà trường…

Các đại biểu dự hội thảo cũng trao đổi, cơ bản hội thảo thống nhất với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.