Hội thảo nhằm công bố các kết quả nghiên cứu về phương pháp, mô hình đánh giá, can thiệp, hỗ trợ trẻ RLPT. Đồng thời chia sẻ những thông tin chung về chương trình hoạt động của UNESCO, UNICEF, SEAMEO SEN; kinh nghiệm phát triển chương trình giáo dục cho trẻ rối loạn phát triển, trẻ em đa tật, trẻ khiếm thị đa tật của các chuyên gia đến từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc; đảm bảo chất lượng giáo dục trẻ rối loạn phát triển.
Bà Hye Lim Kim - Trưởng nhóm chương trình phát triển và hợp tác quốc tế trung tâm Angel's Haven (Hàn Quốc). Ảnh: Hoài Đông |
Tham dự hội thảo gồm ông Nguyễn Đức Hữu – Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (Bộ Giáo dục và Đào tạo), GS.TS Trần Công Phong - Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, PGS.TS Phạm Minh Mục – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt.
Về phía quốc tế, có sự tham gia của TS. Datin Hjh Yasmin Hussain – Giám đốc SEAMEO SEN (Tổ chức Hội đồng Giáo dục Đặc Biệt khu vực Đông Nam Á), bà Hye Lim Kim – trưởng nhóm phát triển và hợp tác quốc tế của Angels’Haven, đại diện UNICEF, USAID, các chuyên gia về giáo dục đặc biệt Hoa Kỳ, Bỉ, Pháp,… các chuyên gia đang nghiên cứu và trực tiếp hỗ trợ trẻ RLPT ở Việt Nam.
Hội thảo quốc tế lần đầu tiên tập trung vào 3 đối tượng: khuyết tật trí tuệ, rối loạn phổ tự kỷ và rối loạn học tập đặc thù. Những vấn đề được thảo luận rút ra từ 70 báo cáo của các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên, giáo viên và các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách trong nước và nước ngoài như Mỹ, Pháp, Bỉ,… Vì vậy là nơi học hỏi, chia sẻ về kiến thức, phương pháp kỹ năng trong chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và RLPT nói riêng.
Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục đặc biệt là đơn vị thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam được thành lập từ năm 1976. Đây là điển hình hình thành lên ngành Giáo dục đặc biệt của Việt Nam. |
Cơ sở thực nghiệm khoa học giáo dục đặc biệt được thành lập năm 2010, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục đặc biệt. Cở sở được thành lập với 2 nhiệm vụ chính: tạo môi trường cho việc nghiên cứu thực tiễn cho các chuyên gia về các mô hình, phương pháp kỹ thuật, quá trình tác động; đồng thời cung cấp dịch vụ giáo dục đặc biệt: đánh giá, tư vấn, can thiệp sớm, kịp thời cho trẻ RLPT. Hiện tại, cơ sở thực nghiệm đã đón hơn 4.000 lượt trẻ can thiệp cá nhân (mầm non và tiểu học), 700 ca đánh giá tiền học đường cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1. |