Hết bị rác thải uy hiếp, bãi biển Xuân Thiều Đà Nẵng lại bị sạt lở, hàng trăm m3 cát bị cuốn trôi | |
Đình chỉ dự án tại khu vực sạt lở khiến 4 người trong gia đình giáo viên thiệt mạng |
Ngày 25/11, do ảnh hưởng bão số 9, mưa lũ khiến đoạn đường từ Quốc lộ 1 dẫn vào bán đảo Bình Lập, xã Cam Lập, TP Cam Ranh – Khánh Hòa bị đứt gãy, sạt lở một đoạn dài khoảng 50 m.
Đường độc đạo nối bán đảo Bình Lập với TP Cam Ranh bị sạt lở khiến 350 hộ dân bị chia cắt. (Ảnh: Khải An) |
Đoạn bị sạt lở chạy ngang qua con suối, ở dưới có một số cống hộp thoát nước.Sự việc khiến 350 hộ dân trên bán đảo Bình Lập bị chia cắt với đất liền, đi lại khó khăn.
Theo lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Khánh Hòa, trước khi bị lũ cuốn trôi, đoạn này có một cống 3 khoang đặt trên nền đất. Do nước lũ chảy xiết, nền đất sói mòn làm sụt lún cống, giao thông chia cắt.
Tại thôn Bình Lập hiện khoảng 350 hộ với khoảng 1.300 nhân khẩu. Từ sau khi bị chia cắt giao thông, tất cả những người dân tại thôn này nếu muốn qua đất liền phải đi bằng ghe thuyền. Tại đây còn có 2 điểm trường cấp I và cấp II của xã Cam Lập, giáo viên chủ yếu từ TP Cam Ranh qua dạy nên việc đi lại bằng đò khá khó khăn.
Các khu du lịch nằm bên bán đảo Bình Lập cũng lao đao sau cơn bão vì du khách hủy tour, hủy phòng do không thể di chuyển vào được.
Cuộc sống người dân trở nên khó khăn khi đoạn đường độc đạo bị sạt lở. (Ảnh: Khải An) |
Ông Nguyễn Văn Kết - Chủ tịch UBND xã Cam Lập cho biết, tình trạng giao thông bị chia cắt vẫn chưa được khắc phục. Trước mắt, UBND TP Cam Ranh đã bố trí đò từ cảng Cam Ranh qua bán đảo Bình Lập, phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân, chủ yếu là những hộ ở đất liền có đìa nuôi tôm, cá ở Bình Lập.
“Hiện cơ quan chức năng chuẩn bị triển khai làm một con đường tránh tạm thời để cho người dân bán đảo Bình Lập qua lại”, ông Kết cho biết.
Tại điểm sạt lở, một số người dân đã làm bè phao đưa người dân qua suối với giá 5.000 đồng/lượt.
Ông Đoàn, một người dân sống trên thôn Bình Lập cho biết, từ ngày bị sạt lở đi lại rất khó khăn.
“Những người làm việc tại Cam Ranh như tôi thường đi bè phao hoặc đi đò. Đi bè phao nhanh hơn nhưng không thể chở xe máy, đi đò xa nhưng có thể đi cùng xe máy. Chúng tôi mong sớm có cây cầu để đời sống người dân bên bán đảo đỡ vất vả”, ông Đoàn cho biết.
Người dân làm bè phao để thuận tiện di chuyển qua điểm sạt lở. (Ảnh: Khải An) |
Ông Kết cho biết, chính quyền đã nắm được việc người dân làm bè phao, đã có vận động tuyên truyền để đảm bảo an toàn. “Khi có cầu tạm, sẽ không còn bè phao đưa người qua sông”, ông Kết khẳng định.
Liên quan đến việc làm cầu nối TP Cam Ranh với bán đảo Bình Lập, ông Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch UBND TP Cam Ranh cho biết, TP đã điều động ghe đò phục vụ việc đi lại của người dân và giáo viên qua bán đảo Bình Lập.
“Trước mắt chúng tôi sẽ thi công cầu tạm cách vị trí sạt lở khoảng 100 m. Cầu này sẽ đặt cống cho nước thoát qua, rải đá lên trên phục vụ nhu cầu đi lại (xe máy và đi bộ) trong khi chờ xây dựng cầu kiên cố.
Tuy nhiên, phương án này vẫn đang được tính toán kĩ do liên quan đến phần đất của người dân. Về lâu dài phải xây dựng một cây cầu kiên cố khu vực này”, ông Dũng cho biết.
Ông Nguyễn Văn Dần - Giám đốc Sở GTVT cho biết, Sở đã cùng đơn vị tư vấn đi khảo sát tại vị trí sạt lở. Sau khi khảo sát kĩ hai bên sạt lở, đơn vị tư vấn cho biết cần phải làm một cây cầu kiên cố dài khoảng 20 m, đồng thời xây dựng lại đường hai đầu cầu. Dự kiến kinh phí xây dựng khoảng 15 tỉ đồng.
Dự kiến sẽ xây một cầu kiên cố nối TP Cam Ranh với bán đảo Bình Lâp. (Ảnh: Khải An) |
Trong đợt mưa lũ vừa qua ngoài khu vực thôn Bình Lâp bị sạt lở, hàng loạt tuyến đường khác trên địa bàn TP. Cam Ranh bị sạt lở hoặc hư hỏng. Theo số liệu của Phòng Kinh tế Cam Ranh, tổng thiệt hại các công trình giao thông trên địa bàn do đợt mưa lũ vừa qua lên đến hơn 37,7 tỉ đồng.
Hiện địa phương này đã khẩn trương triển khai các biện pháp khắc phục. Các tuyến đường bị sạt lở nặng, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân sẽ được ưu tiên xử lí, khắc phục ngay. Trong số này có cầu Suối Ngổ ở xã Cam Thịnh Tây bị sạt lở mái ta luy, đường dẫn và có nguy cơ bị sụp đổ.
Ngoài ra, tại xã Cam Phước Đông, mưa lũ đã làm trôi các cầu ở thôn Hòa Bình, thôn Trà Sơn và thôn Tân Hiệp; mố cầu Máy Nước thôn Tân Hiệp bị sạt lở, bứt chân 2 mố cầu có nguy cơ bị sập; đường số 11 tổ 1 thôn Thống Nhất và đường tổ 1 đến tổ 5 thôn Hòa An bị gãy, hư hỏng 600 m; bị xói lở, hở hàm ếch dọc tuyến đường tỉnh lộ 9 gây nguy hiểm đến phương tiện tham gia giao thông...
Nhiều tuyến đường ở phường Cam Nghĩa cũng bị sạt lở, hư hỏng lên đến hàng trăm mét và 3 cầu dân sinh trong khu dân cư bị sập.
Khánh Hòa thông xe nhiều tuyến đường đèo sạt lở
Ông Tạ Thanh Tình – Chi cục trưởng chi cục quản lý đường bộ III.3 cho biết, 9h ngày 27/11, QL 27C (đường Nha Trang ... |
Bờ kè dự án trên núi có nguy cơ sạt lở, đổ sập vào 20 hộ dân trước nguy cơ bão số 9 gần kề
Lãnh đạo xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang cho biết 20 hộ dân nằm dưới bờ kè dự án Marina Hill đã được di dời ... |
Dự án gây sạt lở làm 4 người thiệt mạng: Nhiều năm không phép
Theo Sở Xây dựng Khánh Hòa, từ khi điều chỉnh quy hoạch năm 2014, chủ đầu tư Dự án khu dân cư Cao cấp Hoàng ... |
Đô thị 11:30 | 23/10/2019
Đô thị 07:34 | 23/10/2019
Đô thị 16:14 | 22/10/2019
Kinh doanh 13:25 | 21/10/2019
Đô thị 18:40 | 19/10/2019
Đô thị 11:11 | 19/10/2019
Nhà đất 16:13 | 17/10/2019
Đô thị 16:52 | 14/10/2019