Hơn 8 tỉ đồng tiền án phí vụ ly hôn của vợ chồng 'vua cà phê' Trung Nguyên dùng làm gì?

Theo Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14, án phí trong vụ án ly hôn là số tiền đương sự phải nộp vào ngân sách nhà nước khi vụ án được tòa án giải quyết.
Hơn 8 tỉ đồng tiền án phí vụ ly hôn của vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên dùng làm gì? - Ảnh 1.

Vợ chồng 'vua cà phê' Trung Nguyên chịu án phí li hôn hơn 80 tỉ đồng, chấm dứt hôn nhân sau gần 4 năm tranh chấp.

Số tiền án phí "khủng"

Chiều 27/3, Hội đồng xét xử đã tuyên ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo li hôn.

Theo hội đồng xét xử, về nguyên tắc, tài sản chung vợ chồng chia đôi, tuy nhiên có xét công sức đóng góp của vợ chồng. Xét công sức đóng góp và quá trình hình thành, công ty hiện nay hình thành từ xí nghiệp cà phê Trung Nguyên do chính gia đình ông Vũ và ông trực tiếp tham gia thành lập từ số vốn 2 triệu đồng. Ông Vũ luôn giữ chức danh chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc công ty.

Số vốn đóng góp của ông Vũ luôn nhiều hơn bà Thảo. Đây cũng là căn cứ đánh giá công sức đóng góp của ai nhiều hơn trong việc tạo lập khối tài sản chung. Do đó ông Vũ sẽ được nhận phần nhiều hơn.

Trong khi đó bà Thảo được giao quyền nuôi con. Chấp nhận sự tự nguyện cấp dưỡng của ông Vũ, ông Vũ cấp dưỡng 10 tỉ đồng/năm/4 con từ năm 2013 cho đến khi các con trưởng thành. Ông Vũ có quyền chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên; có quyền yêu cầu tòa án thay đổi người nuôi con nếu có đủ điều kiện.

Về tranh chấp tài sản, tòa xác định, tổng cộng ông Vũ, bà Thảo sở hữu cổ phần trị giá hơn 5.700 tỉ đồng trong các công ty. Việc chia tài sản là cổ phần của vợ chồng về nguyên tắc là chia đôi có tính đến công sức đóng góp của hai bên

Ông Vũ sở hữu toàn bộ cổ phần trong các công ty thuộc tập đoàn Trung Nguyên. Giao bà Thảo sở hữu quyền sử dụng đất và tài sản trên đất có giá trị 375 tỉ đồng, sở hữu tiền vàng trong ngân hàng mà bà Thảo đang giữ với trị giá là 1.764 tỉ đồng và ông Vũ phải giao thêm cho bà Thảo số tiền 1.223 tỉ đồng (trong tổng số 3.000 tỉ bà Thảo được chia).

Đồng thời, đình chỉ tất cả các yêu cầu khác liên quan đến hoạt động của tập đoàn Trung Nguyên, hủy bỏ các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo đó, vụ án liên quan đến Trung Nguyên Singapore sẽ được tách thành vụ án khác.

Bên cạnh việc chia khối tài sản khổng lồ, quyền lợi nghĩa vụ đối với con cái, tòa án còn yêu cầu hai vợ chồng thực hiện nghĩa vụ đóng án phí theo quy định.

Số tiền án phí mà vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo phải nộp hơn 8 tỉ đồng. 

Đây là vụ án có mức án phí cao kỷ lục từ trước đến nay ở Việt Nam.

Hơn 80 tỉ đồng tiền án phí dùng làm gì?

Theo Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14, án phí được hiểu là chi phí tiến hành tố tụng mà cá nhân/tổ chức có nghĩa vụ phải đóng cho cơ quan có thẩm quyền cho việc tòa án tiến hành giải quyết các vụ việc dân sự là do lỗi của đương sự hoặc vì lợi ích riêng của đương sự.

Án phí dân sự là số tiền đương sự phải nộp ngân sách nhà nước khi vụ án dân sự được tòa án giải quyết.

Các đương sự phải chịu mức án phí theo quy định của pháp luật đối với từng loại vụ việc, trên cơ sở lợi ích và mức độ lỗi của họ trong quan hệ pháp luật tòa án giải quyết.

Biểu án phí dân sự gồm: án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch, không có giá ngạch, án phí dân sự phúc thẩm.

Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự thì các loại án phí dân sự bao gồm lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định và các giấy tờ khác của tòa án, lệ phí nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự, lệ phí yêu cầu tòa án giải quyết các việc khác và các khoản lệ phí khác mà pháp luật có quy định. Ngoài các khoản án phí này thì các cơ quan tiến hành tố tụng không được tự đặt ra các loại án phí, lệ phí khác.

Ngoài việc xét lại bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là nhằm sửa chữa những sai lầm, thiếu sót trong bản án, quyết định bị kháng nghị hoặc khôi phục lại vụ án để xét xử lại do có tình tiết mới. Vì vậy, không thu án phí khi tòa án tiến hành xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Tuy nhiên, án phí dân sự sơ thẩm, phúc thẩm được tuyên trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị cũng có thể được quyết định lại khi tòa án giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án, quyết định để xét xử lại vụ án hoặc đình chỉ giải quyết vụ án.

Tại khoản 4 Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình li hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.

Khác với những vụ án dân sự khác, đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không chịu án phí sơ thẩm. Trường hợp ly hôn đơn phương, nguyên đơn là người phải nộp án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án có chấp nhận yêu cầu hay không.

Trong trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên vợ và chồng phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.

Lưu ý, trường hợp vợ, chồng tự thỏa thuận phân chia tài sản chung và yêu cầu tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định trước khi tòa án tiến hành hòa giải thì không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với việc phân chia tài sản chung.

Có được kháng cáo bản án ly hôn của tòa?

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về Người có quyền kháng cáo tại Điều 271 như sau: Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Theo đó, người có quyền kháng cáo là:

- Đương sự, người đại diện hợp pháp của họ

- Cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm.

Thời hạn kháng cáo

Theo quy định tại 273 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thời hạn kháng cáo như sau:

- Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

- Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 7 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.

- Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.

Cảm xúc trái chiều của vợ chồng "vua cà phê" sau phiên tòa ly hônCảm xúc trái chiều của vợ chồng 'vua cà phê' sau phiên tòa ly hôn Cách ngăn chặn việc tẩu tán tài sản khi đang ly hônCách ngăn chặn việc tẩu tán tài sản khi đang ly hôn Mấu chốt quyết định số phận Trung Nguyên hậu ly hônMấu chốt quyết định số phận Trung Nguyên hậu ly hôn
chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.