HSBC: Doanh nghiệp ASEAN đứng đầu xếp hạng toàn cầu về triển vọng tăng trưởng năm 2020

Ngân hàng HSBC khẳng định các công ty Đông Nam Á đứng đầu các bảng xếp hạng toàn cầu về triển vọng phát triển, cũng như ý thức trách nhiệm trong việc phát triển bền vững. Tuy nhiên, ý thức này cần được biến thành các hành động thiết thực.

Ngân hàng HSBC vừa công bố kết quả từ khảo sát HSBC Navigator: Hiện tại, tương lai và ý nghĩa với doanh nghiệp, được thực hiện với 9.100 công ty tại 35 quốc gia và vùng lãnh thổ, thể hiện quan điểm của những nhân sự giữ vai trò quyết định chính tại 2.299 doanh nghiệp khắp Đông Nam Á.

ASEAN là nơi tập trung các doanh nghiệp lạc quan nhất thế giới

Khảo sát của HSBC cho thấy 81% công ty tại Đông Nam Á dự báo tăng trưởng kinh doanh vào năm tới, cao hơn mức trung bình 79% toàn cầu. Nhìn về tương lai 5 năm tới, có đến 87% doanh nghiệp tại khu vực đặt kì vọng sẽ tăng trưởng kinh doanh.

Ông Matthew Lobner, Giám đốc phụ trách các thị trường quốc tế, Giám đốc Chiến lược và Kế hoạch, HSBC khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhận xét: "ASEAN là nơi tập trung các doanh nghiệp lạc quan nhất thế giới. Những công ty tăng trưởng mạnh này nhận thức sâu sắc phát triển bền vững và các mục tiêu thương mại phải song hành với nhau".

Chỉ số lạc quan trên được thúc đẩy bởi niềm tin tăng trưởng kinh doanh đến từ Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. 

54% doanh nghiệp Indonesia tin rằng họ sẽ tăng trưởng vượt mốc 15% trong năm tới. Trong khi đó, con số này tại Thái Lan là 39% và Việt Nam là 32%.

Ảnh chụp Màn hình 2019-12-16 lúc 16

Doanh nghiệp Việt Nam có các chỉ số lạc quan nhất thế giới về tăng trưởng kinh doanh trong tương lai. (Đồ hoạ: Tất Đạt).

Trước đó, cũng từ khảo sát này, HSBC cho biết có đến 97% công ty tại Việt Nam tin rằng doanh số bán sẽ tăng trưởng trong năm tiếp theo. Con số này cao hơn trung bình toàn cầu và tại châu Á - Thái Bình Dương (lần lượt là 79% và 77%).

39% các công ty tại Việt Nam kì vọng tăng trưởng cao, với mức tăng ít nhất 15% trong năm tới, gần gấp đôi con số trung bình toàn cầu (22%). HSBC cho biết quan điểm trong trung hạn tại Việt Nam thậm chí còn tươi sáng hơn, với 100% các công ty kì vọng doanh số bán sẽ tăng trong vòng 5 năm tới.

Ngân hàng này đánh giá sự lạc quan của các doanh nghiệp Đông Nam Á phản ánh quỹ đạo tăng trưởng và nhân khẩu học thuận lợi của khu vực. 

Theo Ngân hàng Thế giới, tổng GDP của 10 nước ASEAN đạt gần 3.000 tỉ USD năm 2018, cao hơn Anh, Pháp và Ấn Độ. Điều đáng nói là theo ADB, khu vực này đã đạt mức tăng trưởng 5%, ổn định trong nhiều năm qua.

11% GDP ASEAN bị mất do biến đổi khí hậu

Với nhịp độ phát triển trên, việc triển khai các chương trình phát triển bền vững tại ASEAN là không thể tránh khỏi, do khu vực này đang ngày càng chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu. 

Cụ thể, Lloyd's ước tính mức GDP 22,5 tỉ USD sẽ bị ảnh hưởng chỉ do tình trạng ngập lụt tại các thành phố lớn của khu vực. Nếu không được giải quyết, Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo rằng biến đổi khí hậu có thể làm giảm đến 11% GDP vào cuối thế kỉ này.

Theo khảo sát của HSBC, 76% các doanh nghiệp tại khu vực tin vào vai trò của chính họ, trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc (SDGs).Con số này cao hơn so với tỉ lệ 63% toàn cầu.

Ông Tim Evans, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, chia sẻ: "Việc thiếu những hành động kịp thời có thể cản trở cơ hội tăng trưởng trong tương lai của ASEAN, cũng như Việt Nam. Mặc dù đã có một số thay đổi đáng khích lệ, thời gian tới, các doanh nghiệp cần hành động nhiều hơn, để đảm bảo toàn bộ hoạt động kinh doanh và chuỗi giá trị của họ mang tính bền vững".

photo-2-15764699188251208906596

Nếu không hành động, 11% GDP của Đông Nam Á sẽ bị cuốn bay theo không khí ô nhiễm. (Ảnh: Tri Thức Trực Tuyến).

Về kế hoạch hành động cho các doanh nghiệp để hướng đến phát triển bền vững, HSBC đề xuất phải cân nhắc cả ngắn hạn và dài hạn. Ngân hàng này giải thích do quyết định của hôm nay sẽ ảnh hưởng đến tương lai. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu mang tính hệ thống, tác động đến tất cả chủ thể và luôn tồn tại.

Đi vào cụ thể, các doanh nghiệp cần xem xét lại tất cả từ việc tiêu thụ điện và sử dụng tài sản, cho đến nguồn nguyên liệu, cách đóng gói, giao hàng và việc chuẩn bị vận hành. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần phải kết nối với tất cả các bộ phận trong tổ chức của mình, đưa những vấn đề xã hội và môi trường vào các quyết định kinh doanh và đầu tư.

Trong thời đại chuyển đổi số, những phát triển công nghệ và cải tiến liên quan đến môi trường sẽ mang đến nhiều giải pháp thay thế, giúp giảm khí thải carbon. Nếu luôn bắt kịp các công nghệ bền vững, doanh nghiệp sẽ thấy những hành động thân thiện với môi trường không hề làm trì trệ doanh thu mà còn thúc đẩy lợi nhuận và danh tiếng của mình.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.