Theo Kyodo News, kế hoạch đổi tên liên quan đến vùng biển quanh quần đảo Natuna, nằm ngoài khơi bờ biển phía tây bắc đảo Borneo thuộc Biển Đông, trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Indonesia.
Ahmad Santosa, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm 115, cơ quan chống đánh cá trái phép của Indonesia, cho biết đề xuất đổi tên sẽ được đệ trình lên Liên Hợp Quốc và khằng định "nếu không ai phản đối.. thì nó sẽ chính thức trở thành biển Natuna".
![]() |
Tàu Hải quân Indonesia (trái) kiểm tra tàu cá cắm cờ Trung Quốc gần quần đảo Natuna hồi tháng 6. Ảnh: Reuters |
Thị trưởng quần đảo Natuna, ông Hamid Rizal, cho biết việc đổi tên nhằm giúp mọi người hiểu rằng vùng biển này thuộc về Indonesia, đồng thời hỗ trợ cho cuộc chiến chống đánh bắt cá trái phép trên vùng biển thuộc lãnh hải Indonesia.
Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày 17/8, Indonesia đã đánh chìm 60 tàu cá, trong đó có 58 tàu nước ngoài, với cáo buộc đánh bắt trái phép trong lãnh hải nước này. Hầu hết các tàu bị đánh chìm ở khu vực Natuna, nơi Bắc Kinh tuyên bố là ngư trường đánh bắt truyền thống.
Cùng ngày, bà Susi Pudjiastuti, Bộ trưởng Hàng hải và Ngư nghiệp Indonesia, tuyên bố: "Nếu cá bơi trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, đó là cá của Indonesia. Nếu ai đánh bắt chúng, đó là hành động bất hợp pháp".
Bà Susi cho biết Indonesia chỉ có thỏa thuận quyền đánh bắt với Malaysia ở khu vực eo biển Malacce, đồng thời nhấn mạnh Jakarta không công nhận bất kỳ ngư trường đánh bắt truyền thống nào, đề cập đến tuyên bố của Trung Quốc ở Natuna.
Indonesia từng bắt nhiều tàu ngoài khơi quần đảo Natuna. Từ tháng 12/2014, Bộ Hàng hải và Ngư nghiệp Indonesia đã đán chìm 236 tàu. Hải quân Indonsia cũng nhiều làn bắt giữ tàu cá Trung Quốc trái phép quanh quần đảo này. Ngày 18/6, một tàu chiến của Hải quân Indonesia đã nổ súng bắn cảnh báo và bắt một tàu Trung Quốc cùng 7 thủy thủ do đánh bắt trái phép trong vùng biển Indonesia.
Indonesia không phải một bên trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên, Jakarta phản đối Bắc Kinh gộp vùng biển quanh quần đảo Natuna vào cái gọi là "đường 9 đoạn" mà Trung Quốc vạch ra.
Trung Quốc-ASEAN tái khẳng định giải quyết tranh chấp bằng đối thoại | |
Philippines muốn sớm đối thoại với Trung Quốc giữa căng thẳng Biển Đông |