Khẳng định tầm vóc trung tâm TP HCM từ những đại công trình

Những dự án hạ tầng đã và đang hoàn thiện hỗ trợ đắc lực cho khu "trung tâm của trung tâm" Sài Gòn giữ vững vị thế là "thủ phủ" tài chính - kinh tế trong cả nước.

Khu trung tâm TP HCM bao gồm: Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Quận Tân Phú, Quận Tân Bình, Quận Gò Vấp, Quận Phú Nhuận, Quận Bình Thạnh.

Đây là những khu vực phát triển bậc nhất TP HCM và Việt Nam, với những công trình nghìn tỉ, các tòa nhà chọc trời và hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại. Tốc độ phát triển chóng mặt về kinh tế - tài chính - xã hội của khu vực này giúp thị trường bất động sản hưởng lợi, giá đất tăng phi mã.

Trong khi Quận 1 và 3 được biết đến như là những khu thương mại sầm uất nhất của thành phố và bao gồm hầu hết nhiều người giàu có, thì Bình Thạnh hay Tân Phú là khu dân cư đông đúc nằm gần trung tâm thương mại và cộng đồng quốc tế ở Quận 2, và các quận còn lại được coi là những "thị trường mới nổi".

Công trình chống ngập 10.000 tỉ đồng

Khẳng định tầm vóc trung tâm TP HCM từ những đại công trình - Ảnh 1.

Theo báo Đấu thầu, dự án "Giải quyết ngập do triều có xét đến biến đổi khí hậu - giai đoạn 1" nhằm kiểm soát ngập do triều cường và ứng phó với biến đổi khí hậu có tổng vốn đầu tư lên đến 10.000 tỉ đồng, dự kiến đưa vào vận hành vào tháng 10/2020. (Ảnh: Báo Đấu thầu).

Toàn dự án đã đạt 78% khối lượng công việc và những phần khó khăn nhất đã vượt qua, chỉ còn lắp đặt hệ thống, chuẩn bị công tác vận hành

Dự án giúp ngăn triều, chống ngập cho 750 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố. Toàn dự án đã đạt 78% khối lượng công việc và những phần khó khăn nhất đã vượt qua, chỉ còn lắp đặt hệ thống, chuẩn bị công tác vận hành. (Ảnh: Dân trí).

Dự án gồm các hạng mục: 6 cống kiểm soát triều lớn với khẩu độ từ 40-160m và một tuyến đê dài ở Quận 1, 4, 7, 8 và huyện Nhà Bè, Bình Chánh với diện tích ảnh hưởng khoảng 100 ha.

Công trình sau khi hoàn thành giúp thành phố chủ động điều tiết hạ thấp mực nước ở các kênh rạch, cải thiện khả năng tiêu thoát nước đô thị và tạo cảnh quan môi trường cho khu vực.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Khẳng định tầm vóc trung tâm TP HCM từ những đại công trình - Ảnh 3.

Ngày 29/4/2015, UBND TP HCM khánh thành công trình phố đi bộ Nguyễn Huệ ở Quận 1 với chiều dài 670m, rộng 64m với kinh phí xây dựng gần 430 tỉ đồng. (Ảnh: Lữ Quyên/Flickr).

Khẳng định tầm vóc trung tâm TP HCM từ những đại công trình - Ảnh 4.

Gần 700 m phố đi bộ Nguyễn Huệ kéo dài từ UBND TP HCM đến bến Bạch Đằng được đánh giá là vị trí vàng đối với bất kì dự án bất động sản nào. Giá đất ở khu vực này được đánh giá là đắt đỏ bậc nhất cả nước, thậm chí là ở khu vực châu Á. (Ảnh: Zing News).

Khẳng định tầm vóc trung tâm TP HCM từ những đại công trình - Ảnh 5.

Mỗi ngày có hàng nghìn lượt người đến tham quan, vui chơi, chụp ảnh tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. Trong ảnh là cảnh phố đi bộ Nguyễn Huệ được "nhuộm đỏ" bởi biển người trong ngày diễn ra trận chung kết bóng đá giữa U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan năm 2018. (Ảnh: Quang Dạ Nguyễn).

Những tòa cao ốc chọc trời

Khẳng định tầm vóc trung tâm TP HCM từ những đại công trình - Ảnh 6.

Theo Sở Qui hoạch - Kiến trúc TP HCM, tháp Tài chính Bitexco tọa lạc tại trung tâm Quận 1 với diện tích gần 6.100 m2, tổng vốn đầu tư khoảng 400 triệu USD. Hiện nay đây là tòa nhà cao thứ 4 ở Việt Nam và được xem là biểu tượng cho sự năng động của TP HCM trong thời kì hội nhập kinh tế. Phần lớn diện tích của tòa nhà sẽ được các doanh nghiệp tài chính hàng đầu trong nước và thế giới đặt văn phòng giao dịch. (Ảnh: Bitexco).

Khẳng định tầm vóc trung tâm TP HCM từ những đại công trình - Ảnh 7.

Tòa tháp Landmark 81 cao 81 tầng (với 3 tầng hầm), hiện tại là tòa nhà cao nhất Việt Nam, với tổng mức đầu tư 1,4 tỉ USD, tổng diện tích sàn xây dựng 141.000 m2. Tháp ở Tân Cảng, quận Bình Thạnh, ven sông Sài Gòn và đi vào hoạt động ngày 26/07/2018. (Ảnh: Vinhomes).

Khẳng định tầm vóc trung tâm TP HCM từ những đại công trình - Ảnh 8.

Vietcombank Tower (cao nhất trong ảnh) thuộc Quận 1. Khi đi vào hoạt động từ 7/11/2015, tòa nhà đã trở thành phức hợp cho thuê hạng A nổi bật trên địa bàn TP HCM. Tính đến đỉnh tòa nhà có 35 tầng, 4 tầng hầm, cao 206 m, diện tích sàn 3.232m2, gồm khối đế và khối tháp hình chữ nhật hướng tâm. (Ảnh: Vietcombank Tower).

Hồi sinh những dòng kênh chết

Khẳng định tầm vóc trung tâm TP HCM từ những đại công trình - Ảnh 6.

Theo Cổng TTĐT TP HCM, Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè dài hơn 10 km, chảy qua địa bàn Quận 1, 3, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh. Đây là tuyến kênh ô nhiễm bậc nhất Sài Gòn. Với quyết tâm "giải cứu" con kênh này, từ năm 2002, dự án cải tạo vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (giai đoạn 1) được khởi công với mức đầu tư 8.600 tỉ đồng. (Ảnh: UBND Quận 3, TP HCM).

Khẳng định tầm vóc trung tâm TP HCM từ những đại công trình - Ảnh 8.

Sau gần 10 năm triển khai, vào ngày 18/8/2012, công trình xây dựng, cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và đường Hoàng Sa, Trường Sa dọc kênh được khánh thành, đánh dấu sự hồi sinh của dòng kênh hơn 20 năm chìm trong biển rác. Giờ đây, nước kênh đã xanh trở lại, có khoảng 1,2 triệu người sống xung quanh lưu vực kênh. (Ảnh: Thanh Niên).


(Hùng Vương Construction).

Tương tự, tuyến kênh Tân Hóa - Lò Gốm có khoảng một triệu dân chịu ảnh hưởng trực tiếp do tuyến kênh bị lấn chiếm, xây nhà trái phép, xả rác bừa bãi. (Hùng Vương Construction).

Khẳng định tầm vóc trung tâm TP HCM từ những đại công trình - Ảnh 12.

Dự án cải tạo, mở rộng kênh, xây tường kè, cống hộp, nạo vét bùn, đắp bờ kênh đã giúp cải thiện ô nhiễm và giải quyết ngập cho lưu vực kênh Tân Hóa - Lò Gốm có diện tích gần 19 km2 ở các Quận 6, Quận 11, Quận Tân Bình và Quận Tân Phú. (Ảnh: Dân trí).

Những công trình lịch sử

Khẳng định tầm vóc trung tâm TP HCM từ những đại công trình - Ảnh 10.

Dinh Độc Lập là di tích quốc gia đặc biệt, cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây. Giữa những năm 1960, đây là công trình có qui mô lớn nhất miền Nam với chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượng vàng). (Ảnh: Tạp chí Du lịch).

Khẳng định tầm vóc trung tâm TP HCM từ những đại công trình - Ảnh 11.

Nhà hát lớn TP HCM thuộc Quận 1, khởi công xây dựng từ năm 1898 với kiến trúc cổ kính, uy nghi gồm 1 tầng trệt, hai tầng lầu, 1800 ghế, không khí thoáng, hệ thống âm thanh ánh sáng hiện đại, là nơi tổ chức biểu diễn sân khấu chuyên nghiệp. (Ảnh: Báo Phụ Nữ)

Khẳng định tầm vóc trung tâm TP HCM từ những đại công trình - Ảnh 12.

Bến nhà Rồng được xây dựng từ 1863, là công trình kiến trúc - bảo tàng nằm bên sông Sài Gòn, thuộc Quận 4. Bến gắn liền với mốc lịch sử Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Hiện tại, Bến nhà Rồng đã được tu bổ lại những kiến trúc vẫn còn nguyên vẹn. (Ảnh: Giang Sơn Đông/Báo ảnh Việt Nam).

Khẳng định tầm vóc trung tâm TP HCM từ những đại công trình - Ảnh 16.

Chợ Bến Thành nhìn từ trên cao. Chợ thuộc Quận 1 và đi vào hoạt động năm 1914 với tổng diện tích sàn 13.056 m2. Chợ Bến Thành trên 1.000 sạp bán hàng sỉ và lẻ, thu hút rất nhiều lượt khách trong nước và quốc tế ghé thăm, mua sắm. (Ảnh: Vietnamnet).

Các tuyến đường trọng điểm

Khẳng định tầm vóc trung tâm TP HCM từ những đại công trình - Ảnh 17.

Thông tin từ báo Pháp luật TP HCM, tuyến đường vành đai 2 với chiều dài 64 km qui mô 6-10 làn xe, có chức năng gánh số lượng lớn phương tiện giao thông đi qua khu vực TP HCM và né đi qua khu nội thành. Hiện tại, hàng loạt dự án chung cư đang mọc lên dọc theo tuyến này ở địa bàn Quận 2 và Quận 9, bất chấp việc tiến độ chậm. (Sơ đồ toàn dự án đường vành đai 2. Đồ họa: Hồ Trang/PLO).

Khẳng định tầm vóc trung tâm TP HCM từ những đại công trình - Ảnh 17.

Theo qui hoạch của TP HCM, tuyến đường vành đai 2 chạy qua các quận, huyện: 2, 7, 8, 9, 12, Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Chánh, Bình Tân. Đây là dự án trọng điểm giúp giải tỏa áp lực giao thông khu vực nội thành TP HCM. Dự án này có tổng mức đầu tư giai đoạn một là gần 2.535 tỉ đồng. (Ảnh: Zing News).

Khẳng định tầm vóc trung tâm TP HCM từ những đại công trình - Ảnh 19.

Trục đường Bắc - Nam theo qui hoạch của TP HCM dài 7,5 km, rộng 29,5 m, gồm 6 làn xe. Tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 8.500 tỉ đồng. Dự án này bao gồm đoạn từ đường Hoàng Diệu đến Nguyễn Văn Linh đi qua Quận 4 và Quận 7 là tuyến trục xuyên tâm của TP HCM. (Sơ đồ: Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam).

Khẳng định tầm vóc trung tâm TP HCM từ những đại công trình - Ảnh 20.

Trung tâm Quản lí điều hành giao thông đô thị gồm hệ thống điều khiển giao thông thông minh đầu tiên cả nước, ở 3.800 con đường, dài 3.600km và 1.400 nút giao thông ở TP HCM. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 6.000 tỉ đồng. (Ảnh: Sỹ Đông/Thanh Niên).

Theo Sở Qui hoạch - Kiến trúc TP HCM, khu trung tâm thành phố sẽ được mở rộng và chia thành 5 phân khu, bao gồm:

- Khu 1: lõi trung tâm thương mại – tài chính, phát triển với chức năng kinh doanh, thương mại, khách sạn, du lịch và hành chính, dịch vụ công; toàn bộ nằm trong ranh giới Quận 1, có diện tích 92,3 ha.

- Khu 2: trung tâm văn hóa – lịch sử, phát triển với chức năng văn hóa, kinh doanh, thương mại, du lịch, dân cư và giáo dục; toàn bộ nằm trong ranh giới Quận 1, có diện tích 212,2 ha.

- Khu 3: khu vực phát triển mới đa chức năng, trải dài từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận, thuộc một phần Quận Bình Thạnh, Quận 1 và Quận 4, có diện tích khoảng 274,8 ha.

- Khu 4: khu thấp tầng, phát triển với chức năng khu dân cư, văn hóa, giáo dục và thương mại thấp tầng thuộc một phần của Quận 1 và Quận 3,có diện tích khoảng 232,3 ha.

- Khu 5: lân cận lõi trung tâm, phát triển với chức năng kinh doanh thương mại tiếp nối từ khu trung tâm thương mại – tài chính, thuộc một phần Quận 1 và Quận 4, có diện tích khoảng 117,5 ha.



chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.