Hậu quả bão số 8 và 9: Khánh Hòa thiệt hại gần 400 tỉ đồng | |
Khánh Hòa thông xe nhiều tuyến đường đèo sạt lở |
Tại kì họp thứ 7 HĐND tỉnh Khánh Hòa Khóa VI (ngày 5 - 6/12), các đại biểu đã dành nhiều thời gian thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2018.
Nhiều đại biểu bày tỏ mối lo ngại về tình trạng xây dựng trái phép, phá vỡ quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS), khai thác tài nguyên môi trường, ngập lụt cục bộ xảy ra ở nhiều địa phương… đặc biệt là các dự án sạt lở đe dọa tính mạng người dân.
Ông Lê Văn Dẽ - Giám đốc Sở Xây dựng Khánh Hòa trả lời chất vấn cử tri. (Ảnh: Khải An). |
Đại biểu Nguyễn Lê Đình Trị phản ánh, trên địa bàn Nha Trang có nhiều dự án được xây dựng trên sườn núi, đe dọa đến an toàn các khu dân cư dưới chân núi.
“Có nhiều dự án chưa hoàn thiện thủ tục pháp lí nhưng chủ đầu tư đã san ủi mặt bằng, xây dựng công trình. Cần rà soát thủ tục pháp lí của các dự án đang triển khai ở khu vực này và tìm ra nguyên nhân sạt lở để có biện pháp khắc phục”, ông Trị nói.
Liên quan vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Quốc Thịnh chất vấn, các dự án xây dựng trên núi có đánh giá tác động môi trường hay không? Việc xây dựng các dự án trên núi sẽ làm giảm độ che phủ rừng, đây có phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lũ quét, gây sạt lở trong các đợt mưa vừa qua?.
Trả lời chất vấn các đại biểu, ông Võ Tấn Thái - Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường cho rằng, để xảy ra việc chiếm đất sườn đồi, hình thành nên các khu dân cư tự phát, trách nhiệm chính thuộc về chính quyền địa phương.
Sạt lở tại dự án Khu dân cư cao cấp Hoàng Phú đã khiến 4 người chết và 10 ngôi nhà hư hỏng hoàn toàn. (Ảnh: Khải An). |
“Dân lấn chiếm xây dựng đâu phải một ngày, họ tập kết vật liệu, xây dựng cũng phải 3 - 4 tháng, chính quyền địa phương không thể không biết, tại sao không báo cáo lên thành phố, lên tỉnh? Đến khi sự cố xảy ra, báo chí phản ánh, chúng ta lại ý kiến yêu cầu Sở Tài nguyên - Môi trường rút kinh nghiệm là sao?
Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường quản lí, tuy nhiên thực tế đã có sự buông lỏng quản lý ở cơ sở” ông Thái nói.
Để giải quyết vấn đề này, ông Thái cho rằng, cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý, đặc biệt là từ cơ sở. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu là xây dựng nhà cửa ở dưới chân núi sẽ không an toàn.
Cùng vấn đề trên, ông Lê Văn Dẽ - Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, hiện nay, Nha Trang có 7 dự án xây dựng trên núi đang được triển khai, trong đó có các dự án mà báo chí đã đề cập nhiều trong thời gian gần đây như: Khu đô thị Hoàng Phú, khu biệt thự Đồi Xanh (Marina Hill), dự án Haborizon…
Bên cạnh đó, khu vực núi Cô Tiên và núi Cù Hin (thuộc địa phận Nha Trang và Cam Lâm) còn có một số dự án đã được đồng ý về chủ trương, tuy nhiên muốn thực hiện thì phải điều chỉnh lại quy hoạch, bởi ở đây là đất rừng phòng hộ.
Bức tường cao khoảng 15 m thuộc dự án Marina Hill có nguy cơ sạt lở cao sau đợt mưa lũ vừa qua. (Ảnh: Khải An). |
“Việc hình thành các khu dân cư tự phát như ở thôn Thành Phát (xã Phước Đồng), trách nhiệm chính thuộc về chính quyền địa phương, bên cạnh đó cũng có trách nhiệm của các sở, ban, ngành.
Thời gian qua, Sở Xây dựng đã tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều quyết định về phối hợp, phân cấp giữa Thanh tra Sở Xây dựng với chính quyền địa phương để kiểm tra, xử lý. Sở Xây dựng mong muốn các cấp chính quyền căn cứ quy định phân cấp để xử lí, giảm thiểu việc xây dựng trái phép”, ông Dẽ cho biết.
22 người chết, 200 căn nhà bị sập và hư hỏng sau bão số 8 và 9Trong 2 đợt mưa lũ vừa qua do ảnh hưởng bão số 8 và số 9, Khánh Hòa có 22 người thiệt mạng, 32 người bị thương, 200 nhà bị sập, hư hỏng. Mưa lũ đã khiến nhiều tuyến đường bị sạt lở, khu dân cư, khu sản xuất bị ngập sâu trong nước. Thời gian tiêu thoát nước chậm, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Trên địa bàn có khoảng 1.000 ha lúa bị ngập, hư hỏng; hơn 200 ha rau màu, 10 ha cây ăn quả bị thiệt hại và hơn 10.000 con gia xúc bị chết. Về công trình thủy lợi, sạt lở, trôi đá gia cố hạ lưu tràn xả lũ hồ chứa nước Đồng Bò với khối lượng 1.400 m3; nước lũ cuối trôi hơn 50 m kênh chính Nam hồ chứa nước Cam Ranh, Khánh Hoà; hơn 8.310 m3 kênh mương nội đồng bị hư hỏng; 2.830 m bờ sông, suối bị sạt lở (phải làm kè lại để gia cố). Về thủy sản, hàng ngàn lồng tôm bị chết trắng và nhiều ao đìa, bè cá bị thiệt hại. Tổng thiệt hại ước tính trên 1.000 tỉ đồng. |
Hơn 1.300 người dân trên bán đảo Bình Lập bị cô lập sau bão số 9
Sau 10 ngày bão số 9 làm sạt lở đường độc đạo nối bán đảo Bình Lập với TP Cam Ranh, khoảng 350 hộ dân ... |
Hết bị rác thải uy hiếp, bãi biển Xuân Thiều Đà Nẵng lại bị sạt lở, hàng trăm m3 cát bị cuốn trôi
Hàng trăm m3 cát bãi biển Xuân Thiều (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) bị cuốn trôi ra biển, nghi nguyên nhân do nước cống ... |
Hậu quả bão số 8 và 9: Khánh Hòa thiệt hại gần 400 tỉ đồng
Tổng thiệt hại trong 2 đợt mưa lũ do ảnh hưởng bão số 8 và 9 đã khiến Khánh Hòa thiệt hại ước tính trên ... |
Đô thị 11:30 | 23/10/2019
Đô thị 07:34 | 23/10/2019
Đô thị 16:14 | 22/10/2019
Kinh doanh 13:25 | 21/10/2019
Đô thị 18:40 | 19/10/2019
Đô thị 11:11 | 19/10/2019
Nhà đất 16:13 | 17/10/2019
Đô thị 16:52 | 14/10/2019