Khi rác thải bủa vây những hòn đảo 'thiên đường' của Việt Nam

Vô số những cảnh báo xoay quanh nạn ô nhiễm môi trường, rác thải tại các hòn đảo được mệnh danh là đảo thiên đường của Việt Nam như Nam Du, Phú Quốc, Lý Sơn… cho đến nay vẫn chưa có lời kết.

Nhiều hòn đảo lớn trên thế giới đã đóng cửa để cải tạo lại hệ sinh thái sau khi bị ô nhiễm quá nặng như Koh Phi Phi, vịnh Maya của Thái Lan, đảo Boracay của Philippines… Dù phải đối mặt với nguy cơ giảm nguồn thu du lịch và hàng chục nghìn lao động mất việc, các nước này vẫn đang nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái bị xâm hại.

khi rac thai bua vay nhung hon dao thien duong cua viet nam
Đảo Boracay của Philippines. (Ảnh: Pakistan Today)

Theo Ocean Conservancy, ở 5 quốc gia châu Á có mức ô nhiễm cao mà trong đó có Việt Nam thì chỉ khoảng 40% rác thải được thu gom và xử lý bằng các biện pháp phù hợp. Còn lại, rác được chất thành đống ở các bãi rác địa phương và trong nhiều trường hợp được xả thẳng xuống biển.

Chuyên gia hải dương Thái Lan từng cảnh báo “du lịch là quan trọng, nhưng chúng ta cần bảo tồn những địa điểm này cho thế hệ tương lai, cho sức sống tương lai”. Tại các hòn đảo của Việt Nam hiện nay, rác thải vẫn là vấn nạn chưa có hồi kết. Nhiều bãi rác bốc mùi ở Phú Quốc vẫn chồng chất, Nam Du trở thành điểm đen du lịch vì rơi vào ô nhiễm nặng, nguồn nước đen ngòm từ bãi rác ảnh hưởng trực tiếp tới dân cư, cả Lý Sơn, Côn Đảo cũng đang “loay hoay” tìm phương án xử lý rác.

khi rac thai bua vay nhung hon dao thien duong cua viet nam
"Thiên đường đảo ngọc" Phú Quốc. (Ảnh; Lotussia Travel)

Lời kêu cứu của đảo Nam Du trước khi rác thải “tràn bờ”

Quần đảo Nam Du (Kiên Giang) là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách trong những năm gần đây, bình quân mỗi ngày khoảng 500 - 700 người, vào lễ, Tết... lên đến trên 1.000 khách/ngày. Tuy nhiên tình trạng ngập tràn rác, nhếch nhác thải ở đây đang khiến khách du lịch ngán ngẩm không muốn quay lại.

khi rac thai bua vay nhung hon dao thien duong cua viet nam
Đảo Nam Du hiện nay. (Ảnh: Thái Sơn)

Những con đường nhỏ hẹp trên đảo, dọc hai bên là các nhà hàng đặt kín bàn ghế chiếm hết vỉa hè, dưới chân là những túi nylon, vỏ chai, vỏ thùng bia,… chất hàng đống tràn xuống mặt biển, đặc biệt sọt rác ở đây không hề thấy. Chưa kể mùi từ hàng cá khô, cá tươi, ẩm thực ăn uống, xen lẫn mùi từ đống rác chất đầy, … quyện thành một mùi hôi đặc trưng khó chịu.

khi rac thai bua vay nhung hon dao thien duong cua viet nam
khi rac thai bua vay nhung hon dao thien duong cua viet nam
Ai cũng phải ngao ngán với bãi rác tự phát này. (Ảnh: Ngô Thị Bình Huệ)

Đi một vòng quanh đảo dễ dàng bắt gặp ngay một núi rác được đốt cả ngày lẫn đêm. Khói đen bốc cao khiến các phương tiện giao thông rất khó điều khiển khi phải xuyên giữa làn khói đen để đi qua khu vực này. Không dừng lại ở đảo, rác lênh đênh trên biển, từ hòn đảo này qua hòn đảo khác, có thể khiến du khách bỏ ngay ý định lặn ngắm san hô,...

khi rac thai bua vay nhung hon dao thien duong cua viet nam
Rác thải đang khiến quần đảo Nam Du đối mặt với vấn nạn rác thải lớn nhất từ trước đến nay. (Ảnh: Lục Tùng)

Ngổn ngang rác ở Lý Sơn

Đi cùng với sự gia tăng dân số và quá trình di dân từ đất liền, hiện nay huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) có hơn 23.000 dân cư sinh sống. Đảo cách đất liền 15 hải lý, và giải pháp xử lý rác thải vẫn là bài toán khó cho tới thời điểm hiện tại.

khi rac thai bua vay nhung hon dao thien duong cua viet nam
Hình ảnh Lý Sơn năm 2015. (Ảnh: Kenh14)

Nhiều năm qua, thông tin bãi rác ở Lý Sơn được chia sẻ mạnh mẽ trên cộng đồng mạng. Nhiều khu dân cư, tuyến đường, bờ biển trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn tràn ngập rác, gây ô nhiễm môi trường, mỹ quan vùng đảo hoang sơ đang dần dần mất đi.

khi rac thai bua vay nhung hon dao thien duong cua viet nam
Cặp đôi chụp ảnh cưới "cùng" rác. (Ảnh: Jumong Arts)

Điển hình là khu vực gần bến tàu ở cầu cảng Sa Kỳ rác đóng từng cụm, khu vực bờ kè, đường bao bờ biển có lượng rác thải tập trung lớn. Hiện tượng người dân vô tư xả rác, vứt rác thải sinh hoạt ngay trên các tuyến đường, khu vực gần chợ, cầu cảng vẫn tiếp diễn. Nhiều người còn đổ thẳng rác xuống biển, sau đó rác theo thủy triều đánh vào bờ như một vòng luẩn quẩn.

khi rac thai bua vay nhung hon dao thien duong cua viet nam
Người dân vô tư đổ rác xuống biển. (Ảnh: Tử Trực)

Khi lượng du khách ngày càng tăng khiến hàng quán mọc lên ngày một nhiều, rác thải cứ chất đống không thu gom xử lý kịp. Hiện nay ở nhiều điểm tham quan có bảng ghi cấm xả rác, có trang bị thùng rác nhưng rác vẫn ngổn ngang ngoài thùng.

khi rac thai bua vay nhung hon dao thien duong cua viet nam
Rác sau bữa tiệc tụ tập trên đảo. (Ảnh: Jumong Arts)

Mỗi ngày lượng rác thải ra là 10 tấn, chưa kể các dịp lễ tết, mùa cao điểm du lịch. Phải chăng Lý Sơn cần một biện pháp mạnh tay hơn đến người dân lẫn du khách để tránh xả rác bừa bãi?

khi rac thai bua vay nhung hon dao thien duong cua viet nam
Những người trẻ tổ chức dọn rác Lý Sơn. (Ảnh: Vì Lý Sơn không rác)

Ớn lạnh với “núi rác” ở đảo ngọc Phú Quốc

Rác trên bờ chất thành “núi”, rác dưới sông, rác trên mặt biển, rác trên khắp các tuyến đường,… là những gì mà đảo Phú Quốc (Kiên Giang) đang đối mặt. Áp lực ô nhiễm ngày càng tăng theo tốc độ phát triển của đảo, trong khi chính quyền địa phương vẫn loay hoay chưa có lời giải bài toán môi trường cho hòn đảo này.

khi rac thai bua vay nhung hon dao thien duong cua viet nam
Bãi rác khổng lồ bốc mùi ở Phú Quốc. (Ảnh: Cao Tuấn)

Hiện tại 2 bãi rác chính ở Phú Quốc là An Thới và Ông Lang đã quá tải khiến rác chất thành đống, khiến nhiều người phải lo ngại cho tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra trong thời gian tới. Vào mùa mưa, nguồn nước đen ngòm chảy ra từ khu vực bãi rác Đồng Tràm Cửa Cạn, ấp Ông Lang len lỏi vào khu nhà dân, ngập lên mắt cá chân và bốc mùi hôi thối, biến cuộc sống của người dân nơi đây như một... “địa ngục trần gian”.

Trong khi đó, nhà máy chế biến rác thải Bãi Bổn không thể đáp ứng hết nhu cầu rác thải gia tăng. Hiện tại rác ở Phú Quốc được đổ tại hai bãi rác tạm nhưng cũng không thể chứa nổi lượng rác thu gom mỗi ngày.

khi rac thai bua vay nhung hon dao thien duong cua viet nam
khi rac thai bua vay nhung hon dao thien duong cua viet nam
Những người dân mưu sinh ở bãi rác Phú Quốc. (Ảnh: Hữu Khoa)

Trên thực tế, tại những bãi rác khổng lồ của đảo như bãi An Thới cũng là “đất mưu sinh” của nhiều hộ hộ gia đình khó khăn nơi đây. Sau khi có xe rác đến đổ, nhiều người tụ lại đào bới, nhặt ve chai, quần áo cũ, vật dụng hỏng… trong bãi rác để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống hằng ngày. Theo ông Danh Nho (43 tuổi), ở bãi rác An Thới, cho biết ông cùng gia đình mình mưu sinh ở bãi rác này hơn 10 năm nay. “Lúc đầu không chịu được mùi hôi thối, nhưng rồi sống lâu thành quen. Tuy nhiên, việc ăn uống rất khó khăn do ruồi, gián nhiều lắm. Mỗi lần ăn phải chọn ăn đồ nóng mới mong ít ruồi và bảo đảm sức khỏe”, ông nói.

Tình trạng quá tải tại các bãi chôn lấp rác ở Côn Đảo

Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) gần đây đang là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, tình trạng quá tải tại các bãi chôn lấp rác sinh hoạt đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của người dân cũng như các hoạt động du lịch.

Trung bình mỗi ngày, tại bãi Nhát, nơi tập trung rác sinh hoạt của cả huyện tiếp nhận khoảng 10 tấn rác, trong khi chỉ có duy nhất một máy đốt rác với công suất nhỏ, xử lý được 1/3 số rác thực tế. Lượng rác tồn đọng trên đảo theo tính toán đã vượt con số 60 nghìn tấn. Rác đốt không hết phải chất đống, phơi ngoài mưa, nắng, bốc mùi khó chịu và ô nhiễm nghiêm trọng cả khu vực, chưa kể lượng nước rỉ rác ngấm vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm cả nguồn nước.

khi rac thai bua vay nhung hon dao thien duong cua viet nam
Bãi rác chồng chất ở Côn Đảo. (Ảnh: Nguyễn Nam)

Cùng với rác sinh hoạt, Côn Đảo còn phải tiếp nhận hàng trăm tấn rác thải từ ngoài khơi tấn công vào, trung bình khối lượng khoảng 900 m3/năm. Theo dự báo, lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Côn Đảo tăng từ 5 đến 10% qua từng năm. Cách xử lý rác thải của Côn Đảo chủ yếu là đốt và chôn lấp đơn giản, thậm chí diện tích chôn lấp cũng không còn, việc đốt về lâu về dài gây hại đến môi trường và sức khỏe cư dân. Do đó, bài toán đặt ra về giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường, rác thải chất đống vẫn chưa có hồi kết tại Côn Đảo.

Trước tình trạng rác thải gây ảnh hưởng xấu tới cảnh quan môi trường, có lẽ chính quyền cần có những biện pháp cụ thể để cải thiện tình hình.

Bên cạnh đó, để giữ cho biển sạch - đẹp thì ý thức của người dân cũng như khách du lịch cũng cần nâng cao.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.