Kho báu ở Tây Nam Bộ: Khóc ròng trên 'đất vàng'

Rất nhiều người ở tứ xứ hả hê khi tìm được vàng còn người dân địa phương thì khóc ròng vì ruộng đất bị đào xới tứ tung, tới mức không còn chỗ mà canh tác...

Với không ít người, cơn “sốt vàng” ngày đó là những ngày tháng đó thật hãi hùng.

kho bau o tay nam bo khoc rong tren noc kho vang Khó báu ở Tây Nam Bộ: Người đổi đời, kẻ tán gia bại sản
kho bau o tay nam bo khoc rong tren noc kho vang Kho báu ở miền Tây Nam Bộ: Hồi ức trong 'đại công trường'
kho bau o tay nam bo khoc rong tren noc kho vang Đổ xô đi tìm kho báu ở miền Tây Nam Bộ

Ký ức đau buồn

Với ông Lê Thành Lý (68 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, Long An) và một số hộ dân có đất quanh khu vực Gò Hang xưa, nhắc tới chuyện đào vàng là những ký ức hãi hùng một thời đã qua ấy lại ùa về.

kho bau o tay nam bo khoc rong tren noc kho vang
Ông Lý kể lại chuyện cũ với Phóng viên

Sau tiếng thở dài, ông Lý chậm rãi nhắc lại câu chuyện xưa, từ khi người ta biết tin có “kho báu” tại vùng đất Gò Hang này, không riêng gì người dân địa phương mà cả ngàn người từ các vùng khác đã kéo tới tìm kiếm vàng.

Cũng theo lời ông Lý, vào những năm 80 của thế kỷ trước những khu vực đất trũng tại miền quê Vĩnh Đại bắt đầu được bàn tay của những người nông dân khai khẩn, cải tạo thành những ruộng lúa xanh tốt.

Tại những khu vực gò đất cao, chưa thể đổ công khai khẩn thành ruộng lúa nhiều hộ gia đình đã phát quang cỏ dại để trồng cây keo lấy gỗ. Vào những năm ấy, gia đình ông Lý cũng chịu khó khai khẩn khu đất hoang và trồng được gần 1 mẫu câu keo đẻ lấy gỗ.

Sau vài năm vun trồng cẩn thận, những cây keo gặp đất tốt cứ thể phát triển ngày một xanh tốt hơn. Thế nhưng, vào những năm 1984, 1985 khi cơn “sốt vàng” xảy ra ở vùng đất Gò Hang xưa những công sức của nhiều hộ gia đình tại vùng đất này trở thành công cốc, như “muối đổ về bể”.

Sau khi không còn tìm thấy vàng lộ thiên nữa. Người ta bắt đầu đào sâu xuống lòng đất để tìm vàng. Rồi cứ thế, ngày qua ngày từ vùng lõi khu đất Gò Hang họ đào bới ra các khu vực xung quanh. Những thửa ruộng, gò cây người ta cũng đào bới, cày nát đất để tìm vàng. Bao nhiêu công khai phá, vun trồng thế mà người ta cứ ngang nhiên đào phá, thử hỏi ai mà không sót xa được…

Bất lực giữ đất để trồng lúa…

Nhìn những thửa ruộng, gò cây xanh tốt là thành quả của bao ngày lao động của gia đình bị hàng ngàn “phu” vàng cứ ngày ngày đào bới, cày xéo những người chủ đất bắt đầu cảm nhận được sự khủng khiếp từ “cơn sốt vàng”.

Trước tình hình mất đất, những chủ đất địa phương bắt đầu nghĩ cách, dùng “trăm phương, nghìn kế”, chỉ với mong muốn công lao động của cả gia đình bấy lâu nay không bị tan biến theo “cơn sốt vàng”.

Thế nhưng sự cố gắng của vài hộ gia đình chủ đất quanh khu vực Gò Hang nhưng cũng chẳng đem lại chút kết quả ngọt ngào nào.

kho bau o tay nam bo khoc rong tren noc kho vang
Những cánh đồng ở Vĩnh Đại trước đây là "công trường" đào vàng của dân tứ xứ

Để ngăn sự tàn phá của “cơn sốt vàng” những hộ gia đình có đất nằm trong diện có nguy cơ bị tàn phá bắt đầu tỏ ra lo lắng, ăn ngủ không yên. Những thành viên trong gia đình được cắt cử nhau ra dựng lều bạt trông coi tại trận.

Tuy nhiên, cách làm này dường như không đem lại hiểu quả. Bởi cả 1 khu đất rộng lớn, chưa đuổi được người này xâm chiếm đất, thì những “phu” vàng khác đã có mặt để cày xéo miếng đất chỗ khác.

Trông coi không có hiệu quả, người ta nghĩ ra cách vứt những vật hôi thối hay đổ những thúng mảnh sành, vật sắc nhọn xuống khu đất ruộng, đất gò nhà mình để ngăn “cơn sốt vàng” nhưng cách làm cuối cùng này cũng không thể ngăn được dòng người hừng hực “ước vọng đổi đời” tại khu đất này.

Cũng theo lời ông Lý, sau khi “cơn lốc vàng” trôi qua trên mảnh đất này. Những hộ nông dân có đất tại khu vực quanh Gò Hàng trước đó như gia đình ông Lý bắt đầu một công cuộc khai khẩn lần hai tại mảnh đất này.

“Thú thực cả đợt tìm vàng rầm rộ lăm đó tôi chỉ nhặt được 3 chỉ vàng ròng. Số vàng đó chẳng thấm thoát vào đâu so với việc khi “cơn sốt vàng” đi qua vợ chồng tôi phải vay mượn một số tiền lớn để thuê xe cẩu, san ủi “bãi chiến trường” tìm vàng thành mảnh ruộng trồng cấy được. Không chỉ nhà tôi mà gần cả chục hộ hàng xóm có ruộng tại khu vực này ngày ấy cũng rơi vào cảnh tương tự” ông Lý chia sẻ.

Nhắc tới câu chuyện “cơn sốt vàng” ở vùng quê mình hơn 30 về trước, ông Đặng Việt Anh (Trưởng ấp Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Đại, H.Tân Hưng, Long An) nhớ lại kể: Nhắc tới câu chuyện về “cánh đồng vàng” của hơn 30 trước tại vùng đất này, phần lớn những người ngày đó có mặt nơi đây đều nở nụ cươi tươi khi nhắc lại câu chuyện xưa.

“Nhưng tại địa phương này cũng có nhiều người dân dở khóc, dở cười trước cơn “sốt vàng” ngày đó. Bao nhiêu ruộng vườn, gò cây bị những “phu” vàng biến thành những bãi đất lồi lõm, hoang hóa. Để trở thành cánh đồng lúa như ngày hôm nay, nhiều hộ gia đình tại địa phương đã phải bỏ ra số tiền “khổng lồ” thời đó để thuê máy xúc, sàn ủi cho mặt đất bằng phẳng, cải tạo trồng lúa được như hôm nay” ông Việt Anh cho biết.

Còn tiếp

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.