Kiên Giang dự kiến đưa TP Hà Tiên lên đô thị loại II, chia thành 8 khu vực phát triển

Tỉnh Kiên Giang dự kiến đến năm 2025, TP Hà Tiên sẽ là đô thị loại II của tỉnh này, được chia thành 8 vùng phát triển.

TP Hà Tiên hiện đang là đô thị loại III của tỉnh Kiên Giang. Theo Báo cáo dự thảo Quy hoạch tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh này dự kiến đến năm 2025, TP Hà Tiên sẽ được nâng cấp lên đô thị loại II.

Không gian thành phố và KKTCK Hà Tiên được phân chia thành 8 vùng phát triển: Khu vực phát triển I bao gồm toàn bộ ba phường Bình San, Pháo Đài, Tô Châu; một phần các phường, xã Đông Hồ, Mỹ Đức và Thuận Yên. Tổng diện tích khoảng 3.797 ha.

Khu vực này sẽ phát triển các khu vực đô thị truyền thống, đô thị di sản văn hóa lịch sử; phát triển du lịch di sản đô thị, du lịch tham quan danh lam thắng cảnh, du lịch văn hóa.

Khu vực phát triển II bao gồm phần lớn phường Mỹ Đức. Tổng diện tích khoảng 1.400 ha. Phát triển đô thị cửa khẩu, logistic/du lịch quá cảnh, mua sắm.

Khu vực phát triển III bao gồm phần lớn phường Đông Hồ (khu vực dự trữ sinh quyển thế giới Đầm Đông Hồ). Tổng diện tích khoảng 2.861 ha. Phát triển đô thị, du lịch sinh thái ngập nước, nông thôn nông nghiệp.

Khu vực phát triển IV bao gồm phần lớn xã Thuận Yên. Tổng diện tích khoảng 2.581 ha. Phát triền đô thị du lịch cộng đồng bên nước, đô thị công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao.

Khu vực phát triển IV bao gồm phần lớn xã Thuận Yên. Tổng diện tích khoảng 2.581 ha. Phát triền đô thị du lịch cộng đồng bên nước, đô thị công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao.

Khu vực phát triển VI bao gồm khu vực lấn biển và xây dựng đảo nhân tạo Tây Thuận Yên/Đông Hà Tiên. Tổng diện tích khoảng 3.007 ha. Phát triển đô thị trung tâm mới (CBD), đô thị trên nước. Du lịch đô thị chuyên đề, du lịch MICE/ du lịch mua sắm du lịch làm việc từ xa.

Khu vực phát triển VII bao gồm khu vực lấn biển và xây dựng đảo nhân tạo Tây Hà Tiên/Đông Tiên Hải). Tổng diện tích khoảng 2.529 ha. Phát triển đô thị du lịch chuyên đề, du lịch nghỉ dưỡng.

Khu vực phát triển VIII bao gồm khu vực lấn biển và xây dựng đảo nhân tạo Nam Hà Tiên. Tổng diện tích khoảng 2.326 ha. Phát triển đô thị cảng, sân bay, các khu vực đô thị du lịch quá cảnh, nghỉ dưỡng với du thuyền.

Vùng biển lưu không là khu vực giao thông thủy, hàng hải và cân bằng sinh thái. Tổng diện tích khoảng 13.312 ha.

 Một góc TP Hà Tiên hiện nay. (Ảnh: Báo Thanh niên)

Dự kiến đến năm 2025, TP Hà Tiên đạt tiêu chí đô thị loại II. Đến năm 2030, phát triển, nâng cao chất lượng đô thị tại các khu vực I, II, IV, VI, VII nhằm hướng tới đạt các tiêu chuẩn của đô thị cửa khẩu quốc tế, văn hóa, hành chính, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo và du lịch ven biển. Đến năm 2050, phát triển đô thị theo chiều sâu tại các khu vực phát triển III, V, VIII.

Về phương hướng phát triển vùng động lực của thành phố, tỉnh Kiên Giang sẽ tập trung phát triển các khu đa hợp ở khu vực I bao gồm các phường Bình San, Pháo Đài, Tô Châu; một phần các phường, xã Đông Hồ, Mỹ Đức và Thuận Yên theo hướng sau: Phường Mỹ Đức phát triển khu đô thị kinh tế cửa khẩu, 2 phường Pháo Đài và Bình San phát triển khu đô thị bảo tồn văn hóa lịch sử, phường Đông Hồ phát triển khu đô thị du lịch sinh thái, phường Tô Châu phát triển khu đô thị thương mại - dịch vụ, xã Thuận Yên phát triển khu đô thị sáng tạo đa hợp, với các khu công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao

Tiềm năng trong phát triển công nghiệp khi KCN Thuận Yên nằm cặp tuyến kênh đường thủy phía Nam nối TP HCM và cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, cách cảng biển Hòn Chông khoảng 30 km; cặp đường Hà Giang nối Kiên Giang với An Giang và cách quốc lộ 80 (QL80) khoảng 5 km. Có điều kiện thuận lợi trong thu hút các doanh nghiệp đầu tư các ngành nghề như: Chế tạo cơ khí, lắp ráp thiết bị điện, điện tử, dệt may, chế biến nông sản, thủy hải sản đông lạnh, sản phẩm đóng hộp, chế tạo vật liệu xây dựng và các ngành công nghiệp chế biến khác.

Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên cùng với các công trình đầu mối giao thông trọng điểm, các tuyến hành lang kinh tế kết nối vùng và kết nối quốc tế sẽ tạo động lực cho Hà Tiên có bước đột phá về kinh tế để trở thành thành phố văn hoá - du lịch và sinh thái, xanh, sạch đẹp với cửa khẩu hiện đại, trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của khu vực và quốc tế; là một cực tăng trưởng phía tây của tỉnh Kiên Giang, đô thị trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hình thành trung tâm logistic, phát triển hệ thống kho ngoại quan gắn với dịch vụ logistic tại Hà Tiên, phát triển khu bến Bãi Nò - Hà Tiên. 

Tuyến hành lang kinh tế ven biển Việt - Campuchia - Thái Lan, tuyến bắt đầu từ Bangkok (Thái Lan) chạy dọc bờ biển Campuchia. Tại địa phận Việt Nam bắt đầu từ Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên và kết thúc ở Cà Mau. Là tiềm năng lớn cho Hà Tiên trong phát triển thương mại - dịch vụ, đặc biệt là phát triển kinh tế biên mậu, trở thành cửa khẩu chính xuất - nhập và lưu thông hàng hóa, đầu mối giao thương chủ chốt của Việt Nam ở phía Tây tới các nước tiểu vùng sông Mekong.

Tuyến hành lang kinh tế quốc gia cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu, đây là trục cao tốc ngang đóng vai trò mạng lưới giao thông của các tỉnh phía tây nam; tạo ra mạch nối từ Hà Tiên đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

Tuyến hành lang kinh tế quốc lộ N1 (Tịnh Biên - Hà Tiên), đây là trục giao thông đối ngoại quan trọng của tỉnh Kiên Giang, tuyến kết nối với QL80 theo trục dọc, kết nối giao thông TP Hà Tiên, huyện Giang Thành đi tỉnh An Giang. Kết nối hệ thống các đô thị dọc biên giới Tây Nam Việt Nam Hà Tiên, Giang Thành (Kiên Giang) và Tịnh Biên (An Giang).

Tuyến hành lang quốc lộ 80 (QL80), ở phạm vi kết nối phía tây vùng đồng bằng sông Cửu Long, Hà Tiên là điểm đầu của QL80, từ cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên chạy qua Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.

chọn
Savills: Giá thuê văn phòng tại Hà Nội từ nay đến 2026 sẽ tương đối ổn định
Giám đốc Savills Hà Nội nhận định trong bối cảnh dự báo tăng trưởng kinh tế và hiệu quả hoạt động của các nhóm ngành trong ba năm tới, giá thuê văn phòng tại Hà Nội sẽ tương đối ổn định.