Trang Oddity Central đăng tải, thời xưa, trước khi phương pháp khâu vết thương ra đời, con người đã có ý tưởng cố định vết thương hở nhờ sự giúp sức của loài kiến Siafu. (Ảnh:Buzznick)
Kiến Siafu thường sống ở các khu rừng rậm Châu Phi. Nó còn được gọi bằng cái tên khác là kiến quân đội hoặc kiến phẫu thuật.
Nhà sinh vật học Eugene Willis Gudger phát hiện ra phương pháp khâu vất thương bằng kiến đã xuất hiện trong các tài liệu y học cổ xưa viết bằng chữ Hindu có niên đại khoảng 1.000 năm trước công nguyên. Ở Tiểu Á và cả Châu Âu cũng có dấu tích của việc sử dụng phương pháp này. (Ảnh: Animalworld)
Trong tài liệu viết năm 1896 ở Smyrna, Tiểu Á cũng có đoạn: "Vết khâu trên đầu của thợ cắt tóc dài khoảng 2,5cm do 10 con kiến quân đội thực hiện. Khi kiến cắn vào hai bên của vết thương, người ta bỏ đi phần thân kiến, chỉ giữ lại phần đầu kiến đang giữ chặt hàm ở vết thương. Vết khâu được tạo ra bởi những cái ghim bằng đầu kiến tạm thời này có thể kéo dài trong nhiều ngày và có thể dễ dàng thay thế nếu cần thiết". (Ảnh: Buzzfeed)
Tuy nhiên, bí ẩn này vẫn đang khiến các nhà khoa học đau đầu và chưa có lời giải cuối cùng.(Ảnh:Buzznick)
Nhà côn trùng học Grzegorz Buczkowski cho rằng, những phát hiện và thông tin kể trên là chưa thuyết phục. (Ảnh:Buzznick)
Grzegorz Buczkowski nói: "Hàm dưới chắc khoẻ của kiến có thể sẽ đâm sâu vào da bạn và dùng kĩ thuật để khép chặt vết thương hở trên cơ thể người. Nhưng từ góc độ y tế, điều này hoàn toàn không xảy ra. Việc dùng kiến Siafu để khâu vết thương hở có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm như nhiễm trùng từ kiến không vô trùng". Grzegorz Buczkowski không tin vào việc khâu vết thương hở của kiến. (Ảnh:Buzznick)