Là một trong những travel blogger được nhiều người biết đến, Quỳnh Hương thường dành khá nhiều thời gian rảnh để trải nghiệm các vùng đất mới. Những chuyến du lịch tự túc mang lại cho cô gái mê du lịch này nhiều trải nghiệm hết sức thí vị. Bởi ngoài việc tận hưởng cảnh đẹp, ẩm thực bản địa thì mỗi nơi đều đem lại cho Quỳnh Hương thêm kiến thức và trải nghiệm sống.
Du lịch đối với Quỳnh Hương là đam mê rất lớn. Chính vì vậy, dù chỉ là nhân viên văn phòng, không phải là người có thu nhập cao nhưng cô gái này vẫn có cách xử lí tài chính khoa học để có những chuyến đi hợp lí và suôn sẻ.
Kinh nghiệm du lịch Nhật Bản của Quỳnh Hương
Vé máy bay
Quỳnh Hương chia sẻ: "Chắc hẳn, nếu có một khoản tiền 20 đến 30 triệu đồng để đi du lịch sẽ rất khó, chính vì vậy mình đã quyết định chia nhỏ mỗi tháng đặt và thanh toán trước một khoản để dễ dàng chi tiêu hơn. Trước lúc đi 3 tháng: Mình dùng toàn bộ tiền lương, thưởng để đặt vé máy bay, thru tục visa và khách sạn.
Vé máy bay hãng Vietjet khứ hồi chuyến Hà Nội - Osaka mình đặt với giá 5,6 triệu đồng (thực ra có những bạn đặt trước gía vé còn rẻ hơn, chỉ 3,8 triệu đồng cho vé khứ hồi gồm hành lí xách tay 7 kg). Do không có hành lí kí gửi nên mình đã mua thêm kí gửi chiều về thêm 200 nghìn đồng.
Visa Nhật Bản
Quỳnh Hương cho biết, phí làm visa dịch vụ khoảng 160 - 180 USD tuỳ từng trường hợp (dành cho những bạn hồ sơ yếu, nếu tự làm thì hết khoảng 610 nghìn đồng). Vì nhiều lí do nên mình chọn qua dịch vụ.
Lưu trú
"Mình đặt phòng ở Qoo hostel tại Osaka 1 đêm (dạng phòng giường tầng tập thể, nhưng rất sạch sẽ, lịch sự). Giá phòng 600 nghìn đồng/đêm chia 2 người, khoảng 300 nghìn đồng/1 người.
2 đêm tiếp mình đặt lưu trú tại khách sạn 3 sao ở Kyoto là Apaning hotel, giá 1 triệu đồng/đêm/2 người. Khách sạn này rất sang trọng, mỗi phòng đều có điện thoại thông minh cho khách du lịch mang theo. Còn lại mình lưu trú ở nhà bạn bè (khoảng 3 đêm ở nhà bạn, các bạn nhớ mang quà từ Việt Nam sang tặng các bạn bên Nhật)".
Di chuyển
"Mình mua vé tàu JR Pass 7 ngày - đây là loại vé chỉ dành cho khách du lịch, có vé này bạn có thể đi khắp Nhật Bản mà không mất thêm chi phí nào khác. Giá khoảng 6 triệu đồng. Vé này phải mua ở Việt Nam trước, họ đưa bạn cái phiếu rồi sang Nhật bạn đến quầy JR trong nhà ga để đổi thành thẻ JR PASS là sử dụng được.
Lưu ý: Khi mua vé thì đem theo visa đến các điểm bán JR pass. Sau khi có vé rồi mỗi lần đi tàu qua cửa soát vé thì giơ lên là họ cho qua. Danh sách phòng vé JR Pass tại đây.
Ăn uống
"Chi phí ăn uống tuỳ từng kinh phí và nhu cầu của mỗi người. Bình thường, mỗi ngày mình sẽ ăn một bữa "sang chảnh" còn lại bình dân:
Bữa sáng thì mình ăn gì cũng được, có thể vào các siêu thị tiện lợi vì ở đó có bán rất nhiều đồ ăn sẵn, giá tầm 200-300 yên (khoảng 40-60 nghìn đồng).
Bữa trưa thì ăn những món ăn đặc trưng của Nhật, giá khoảng khoảng 300-400 nghìn đồng mỗi người.
Bữa tối thì mình về nhà bạn, 2 đứa nấu ăn.
Một số quán cơm bình dân cho các bạn cần như: Sukiya, Yoshinoya, Matsuya... Các quán cơm giá tầm 100-200 nghìn đồng/suất.
Tổng 1 ngày mình tính chi phí khoảng 700 nghìn tiền ăn (đã gồm cả ăn vặt , nước uống). Chi phí cho 7 ngày tiền ăn uống khoảng 5 triệu đồng.
Mua sắm
Quỳnh Hương chia sẻ: "Ở các khu chợ rất nhiều gian hàng miễn thuế dành cho các bạn có pass port. Có điều, chợ ở đây lúc 20 giờ tối là chuẩn bị đóng cửa, nên các bạn lưu ý đi sớm. Ngoài chợ thì có các cửa hàng siêu thị rất nổi tiếng bán đủ loại mặt hàng như Donkihote, Aeon, The big... (Ở Nhật, khách du lịch sẽ được trừ tiền thuế ngay tại quầy thanh toán rất tiện lợi. tại các nước khác như Hàn thì khách du lịch phải mang hoá đơn ra sân bay mới được hoàn tiền thuế).
Đặc Biệt có các cửa hàng đồng giá bán đủ loại thứ trên đời như Daiso đồng giá 100 yên (khoảng 20 nghìn đồng). Hoặc cửa hàng đồng giá 300 yên, nên các bạn yên tâm khi có thể lựa chọn mua những món hàng phù hợp với kinh phí là quà.
Lưu ý khi du lịch Nhật Bản
Từ kinh nghiệm chuyến du lịch Nhật Bản của bản thân, Quỳnh Hương đã đưa ra một số lưu ý:
- Ở Nhật, các bạn sẽ phải đi bộ rất nhiều nên hãy giữ gìn sức khỏe và mang giày thể thao.
- Người Nhật rất lịch sự văn minh, vì vậy không nói chuyện to tránh ảnh hưởng đến những người xung quanh.
- Vứt rác đúng các ngăn đã phân chia (ở Nhật rất hiếm thùng rác).
- Ở Nhật đi bên trái đường, đi thang cuốn xem mọi người đứng đâu thì đứng theo. Hãy tôn trọng luật giao thông, đèn đỏ dù vắng người cũng phải dừng.
- Đi tàu nhớ nhìn các biển thông báo xem có dừng ở ga mình đến không (nhiều tàu bỏ ga không dừng mà chạy thẳng). Bạn nên cài ứng dụng hướng dẫn đi tàu để không bị bỡ ngỡ.
- Ngày 1: Hạ cánh ở Osaka. Ban đầu thấy hoang mang vì quá nhiều tàu không biết cách đi như thế nào. Cũng may có người em ra đón và hướng dẫn, sau đó mình cũng cũng hiểu ra vấn đề. Thế nên, các bạn có người quen sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời trong khoản đi lại, nếu không sẽ mất cả ngày tìm tàu và lạc lối ở nhà ga. Mình dạo chơi quanh khu Namba, khu chợ Dontobori, ngắm sông, công viên quanh đó, và thưởng thức món ăn takoyaki đặc trưng của Osaka.
- Ngày 2 và 3: Đi tàu từ Osaka đến Kyoto mất 15 phút vì 2 thành phố gần nhau. Nếu có cơ hội, bạn nên ở Kyoto lâu hơn vì đây là cố đô của Nhật, rất nhiều chỗ để tham quan: Lâu đài Nijo, phố cổ Gion, rừng trúc, chùa nghìn cổng Fushimi, chợ Nishiki, công viên Arahiyama... Nhiều điểm đều không mất vé, hơn nữa phong cảnh ở Kyoto bình yên đẹp mĩ miều.
- Ngày 4: Núi Phú Sĩ (từ Kyoto đi tàu siêu tốc Shinkansen đến ga Mishima khoảng 2 giờ 30 phút, bạn nên sắp xếp hợp lí thời gian đi để có thể nghỉ ngơi). Từ ga Mishima, bạn có thể đi xe buýt tới các điểm để ngắm núi, vì Phú Sĩ lớn nên rất nhiều điểm ngắm cảnh. Hoặc bạn có thể di chuyển đến hồ Kawaguchi có khu tắm nước nóng Onsen, đạp xe đạp ngắm toàn cảnh núi.
- Ngày 5 và 6: Thủ đô Tokyo (đi Shinkansen từ ga Mishima chỗ núi Phú Sĩ đến Tokyo mất 50 phút). Đến Tokyo thì có rất nhiều điểm vui chơi, tham quan nên bạn có thể tìm kiếm trên internet các địa danh tham quan ở đây để đến khám phá. Mình thì chủ yếu là mua sắm và thăm một số nơi như chùa Akasuka, tháp Sky Tree và mấy khu phố ăn chơi mua sắm nổi tiếng của Tokyo.
- Ngày 7: Dành hẳn một ngày mua sắm và chuẩn bị bay về Việt Nam. Mình đi Shinkansen từ Tokyo về lại Osaka khoảng 3 giờ.
- Ngày 8: Sáng mình bay về sớm nên đã lựa chọn ngủ đêm tại sân bay. Đây là lần đầu tiên ngủ ở sân bay nên mới đầu cũng hoang mang vì sợ không có chỗ ngủ. Nhưng khi đến sân bay mình dạo quanh một vòng thì ở dưới tầng khu mua sắm (nằm dưới sân bay) có mấy cái ghế đệm nằm dưới chân thang máy, thấy một số bạn Tây cũng nằm đó ngủ nên mình cũng kiếm một cái để nằm (yên tâm là bảo vệ sẽ không đuổi).
Quỳnh Hương chia sẻ, tổng chi phí cho chuyến du lịch Nhật Bản 8 ngày 7 đêm hết hơn 20 triệu đồng chưa kể tiền mua sắm.
Du lịch 07:52 | 21/12/2019
Du lịch 17:11 | 20/12/2019
Du lịch 14:46 | 17/12/2019
Du lịch 11:53 | 23/11/2019
Du lịch 16:55 | 12/11/2019
Du lịch 20:23 | 09/11/2019
Du lịch 14:56 | 29/10/2019
Du lịch 09:17 | 29/10/2019