Tại làng ông Hảo, gia đình anh Vũ Huy Tự (42 tuổi) đến nay đã có ba đời làm trống Trung thu. Những ngày này cả gia đình tất bận công việc hoàn thiện công đoạn cuối cùng làm ra những chiếc trống đồ chơi truyền thống. |
Loại gỗ để làm trống trước kia hay dùng là gỗ mít, nhưng nay sử dụng chủ yếu là gỗ trám, bồ đề hoặc mỡ. Mẹ anh Huy đảm nhiệm công đoạn đầu tiên của làm trống là đẽo gỗ thành hình tròn. |
Sau đó, khuôn gỗ sẽ được đem đi tiện bằng máy thành khuôn trống với nhiều loại kích cỡ khác nhau. |
Ngày trước chưa có máy, khuôn trống được làm thủ công bằng tay mất nhiều thời gian. Nay đã có máy móc hỗ trợ giúp hiệu quả công việc cao hơn nhiều lần. |
Tiếp đến là công đoạn bưng da cho trống. Công đoạn đòi hỏi nhiều kinh nghiệm nhất, cả làng chỉ còn ít người làm được khâu này. "Mỗi ngày tôi làm khoảng 30 đến 40 chiếc trống. Công việc bưng da cho trống đòi hỏi kỹ thuật cao, làm sao cho trống phát ra âm thanh mà không bị rách da", ông Nguyễn Đình May chia sẻ. |
Da mặt trống làm từ da trâu, trống có kêu hay, trong tiếng hay không phần nhiều phụ thuộc vào chất lượng tấm da này. Da được cắt nhỏ theo kích cỡ trống rồi ngâm ngước khoảng 5-7 ngày, sau đó phải phơi khô mới có thể dùng được |
Để mặt trống căng, người làm nghề phải dùng chân dẫm lên mặt trống, cũng để da tràn kín khuôn trống. |
Trước đây người làm nghề dùng tre vót nhọn để gim da vào trống, nhưng nay đã thay thế bằng gim sắt. |
Sau khi ghim, ông May dùng dao sắc cắt phần da thừa, hoàn thiện mặt trống. |
Bước tiếp theo là sơn trống, thường là màu đỏ. |
Ông Vũ Huy Linh (người sơn trống) cho biết: "Nhìn thì có vẻ dễ nhưng sơn trống không hề đơn giản chút nào. Sơn phải đều, quan trọng nhất là không được dính sơn vào phần da và mặt trống. Nếu dính coi như chiếc trống đó bị lỗi". |
Sau cùng, quai được gắn lên trống, món đồ chơi truyền thống đã hoàn thiện. |
Vào dịp Trung thu, số lượng trống bán ra tăng mạnh, đa số do thương lái ở Hà Nội thu mua với giá trung bình từ 50 - 100 nghìn đồng mỗi chiếc. |
Ngoài làm trống Trung thu, tại làng Hảo còn có các gia đình làm mặt nạ giấy bồi, đèn kéo quân, đầu lân... |
Bánh Trung thu 'mua 1 thành 3', khách hồ hởi xem rồi bức xúc bỏ đi
"Giảm giá 50%", "mua 1 tặng 1", thậm chí "mua 1 thành 3" ở thời điểm cách Trung thu gần nửa tháng nhưng nhiều khách ... |
Trung Thu, tản mạn về hình tượng 'chú Cuội' trong âm nhạc
Hai người đầu tiên đưa Cuội vào âm nhạc là Phạm Duy và Lê Thương. |
Văn khấn cổ truyền cho ngày Tết Trung Thu (Rằm tháng 8)
Tết Trung Thu từ lâu đã trở thành ngày Tết của trẻ em Việt Nam. Nguồn gốc của Tết này có từ rất xa xưa, ... |