Phạm Duy đi kháng chiến, yêu cô bạn Phạm Thị Quang Thái. Và chàng nhạc sĩ lãng mạn đã cầu hôn nàng bằng một bài hát: "Chú Cuội".
Ca khúc "Chú Cuội" của nhạc sỹ Phạm Duy do ca sỹ Ái Vân thể hiện.
Phạm Thị Quang Thái chính là nữ ca sĩ Thái Hằng. Thái Hằng là chị của Thái Thanh (tên thật là Phạm Thị Băng Thanh) và nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Cả ba người là con ruột của ông Phạm Đình Phụng và người vợ thứ hai.
Sau khi lấy chồng (tức Phạm Duy), Thái Hằng lùi về phía sau. Khi còn ca hát, bà được đánh giá rất cao, thậm chí là "linh hồn" của Ban hợp ca Thăng Long trước cả cô em Thái Thanh. Đã có lúc người ta so sánh tài năng của hai người qua việc chế lại câu thơ của Nguyễn Du: "Thái Hằng là chị, em là Thái Thanh".
Thái Hằng là nghệ danh do nhà thơ Thế Lữ đặt. Nhạc sĩ Phạm Duy cầu hôn nàng thơ của mình bằng bài "Chú Cuội", tức là hàm ý ví mình là Cuội, còn nàng thì đẹp tựa chị Hằng. Người đẹp tên Thái Hằng, mà ông ví với chị Hằng, quả là tài tình.
Phạm Duy và Thái Thanh thời trẻ (Ảnh tư liệu do gia đình nghệ sỹ cung cấp). |
Trình tán gái của Phạm Duy tiền bối có thể nói đã đạt đến cảnh giới tối cao, đến nay ít ai bì kịp. Tình trường của Phạm Duy sau khi lấy vợ có thể nói là "thân trải trăm trận". Nhưng "chị Hằng" của ông thì vẫn ở đó, đi bên cạnh ông suốt đời. Thế nên khi Thái Hằng mất, nhạc sĩ Phạm Duy đã suy sụp suốt một thời gian dài.
Cái tài của nhạc sĩ Phạm Duy đã bộc lộ ngay từ những ngày đầu khởi sự sáng tác với bài "Chú Cuội". Chúng ta thường nghe mơ ước của các văn nhân là được lên cung trăng. Điển hình như Tản Đà với bài thơ nặng tiếng thở dài "Muốn làm thằng Cuội": "Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!/ Trần thế em nay chán nửa rồi/ Cung Quế đã ai ngồi đó chửa?/ Cành đa xin chị nhắc lên chơi."
Nhưng với Phạm Duy, lần đầu tiên người phàm gặp chị Hằng là ở hạ giới. Ông viết, đưa luôn tên bạn gái vào lời nhạc: "Ta yêu cô Hằng/ Đêm xưa xuống trần/ Nàng ơi Nàng về dương gian/ Tìm người nuôi nấng".
Vợ chồng nhạc sĩ Phạm Duy - Thái Hằng ở Paris. (Ảnh: Jimmy) |
Bài hát đó đã khởi đầu cho một cuộc hôn phối kéo dài nửa thế kỷ. Họ đã cùng nhau sinh ra những tài năng khác cho nghệ thuật nước nhà, trải từ ca hát, sáng tác cho đến hòa âm, phối khí. Những năm cuối đời, Phạm Duy nói về vợ mình như sau: "Bà là sự nâng đỡ của tôi trong phen sa ngã, là sự thanh bình của tôi trong nhiều sóng gió, là sự thành công của tôi trong cơn vật vã với đời, là nụ cười của nàng Mona Lisa kín đáo".
Còn "Thằng Cuội" với Lê Thương lại là một câu chuyện khác. Bài này ra đời năm 1953, tức là đã sống hơn 60 năm. Năm ngoái, bài hát "sống" lại nhờ vào bản phối mới, được dùng cho phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" của Victor Vũ. Lê Thương là một trong những nhạc sĩ lớn đầu tiên của nền tân nhạc, nhưng ngay từ những bước chập chững, ông đã chú ý đến mảng nhạc dành cho thiếu nhi. "Thằng Cuội" là một trong số đó.
Ca khúc "Thằng cuội" của nhạc sỹ Lê Thương.
Bài này, con nít nghe chỉ thấy dễ thương, dễ nghe và dễ hát theo. Nhưng với người lớn, nó nói lên nỗi cô đơn muôn thuở của đời người. Lê Thương gọi là "Cuội già", nhưng lại thêm chữ "thằng" phía trước, rõ ràng hơi vi phạm một chút về phép tắc xưng hô. Nhưng nếu hiểu theo nghĩa "Cuội già" là một con người điển hình, vẫn luôn mơ ước về thứ hạnh phúc không thực thì có thể thấy "Cuội già" chính là Lê Thương vậy. Và câu nói: "Ở cung trăng mãi làm chi" mà nhân vật "ta" nói với "thằng Cuội già" chính là tiếng lòng của chính nhạc sĩ.
Chúng ta sẽ bắt gặp sự cô đơn này trong những khổ sau, những khổ mà các ca sĩ sau này thỉnh thoảng vẫn bỏ qua, nhưng lại là bức tranh tuyệt đẹp: "Các con dế mèn Suốt trong đêm khuya/ Hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ ". .... "Sáng rơi xuống đồi/ Sáng leo lên cây/ Sáng mỏi chân rồi sáng ngồi xuống đây".
Đã có nhiều người sau khi nghe bài "Thằng Cuội" của Lê Thương thì không bắt dế nữa bởi họ không muốn làm hại đến những "nghệ sĩ đường phố". Giờ thì đến cả dế cũng không có mà bắt, bọn trẻ không còn chơi dế nữa. Và công chúng cũng mãi không còn những nghệ sĩ trác tuyệt mà mỗi lời ca của họ là một hạt ngọc. Dù hạt ngọc ấy để làm đẹp cho đời, hay để đeo lên cổ của người tình chung thủy trong ngày cầu hôn.
XEM THÊM:
Đến trẻ em cũng da diết, não nề với Bolero
2 thí sinh nhí song ca liên khúc “Chuyến tàu hoàng hôn – Người đi ngoài phố” với cách hát luyến láy, có phần nức ... |
NSƯT Diệu Thuần: 'Tôi thỏa mãn với gia đình nhỏ bé của mình'
NSƯT Diệu Thuần là một trong những “gương mặt vàng” của làng điện ảnh phía Bắc. Nhắc đến bà người ta thường nhắc đến một ... |
Thư Dung, cô ấy đâu phải là nghệ sĩ
Những ngày vừa qua, dư luận đang xôn xao trước nghi án Á hậu Thư Dung bán dâm giá hàng chục ngàn đô. Người bênh ... |
[Phần 3] Vì sao Bolero trường tồn, nhạc trẻ nhanh quên?
Bất cứ dòng nhạc nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Nhưng thực tế, thì dù đã đi qua hơn nửa thế ... |
Nguyễn Thế Hoàng Linh: ‘Giàu về tiền mới chỉ là một dạng giàu trung bình’
Khác với nhiều tác giả khác cần nhiều thời gian để ấp ủ, “thai nghén” cho tác phẩm của mình, Nguyễn Thế Hoàng Linh có ... |
[Phần 2] Bolero trở lại, có phải điều ngẫu nhiên?
Hiện tượng này, nhiều người đổ lỗi cho thẩm mỹ âm nhạc của khán giả đang đi xuống, nghệ sỹ lười sáng tạo, lười cập ... |
[Phần 1] Ca sĩ trẻ hát Bolero: Làm mới thế nào cho đúng?
Có một nghịch lý đáng buồn là, ca sĩ trẻ ngày nay càng cố gắng để đi tìm cái Tôi, càng thể hiện dấu ấn cá nhân thì âm ... |
Nhạc sĩ Lam Phương và mối tình bi thương với cô học trò xinh đẹp
Trước khi đến với Túy Hồng, nhạc sĩ Lam Phương đã trải qua vài mối tình và không ít lần ông phải ôm nỗi đau ... |